hành trình Lý Sơn tham gia hội thuyền rồng trên biển đảo, từ bao đời nay thuyền rồng đã trở thành nét văn hóa truyền thống, những ngày đầu xuân, người dân xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi lại quây quần dưới mái đình trang trí họa tiết, sơn phết từng mái chèo cho những chiếc thuyền rồng, phượng, lân...
trải nghiệm Lý Sơn tham gia hội thuyền rồng trên biển đảo, từ bao đời nay thuyền rồng đã trở thành nét văn hóa truyền thống, những ngày đầu xuân, người dân xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi lại quây quần dưới mái đình trang trí họa tiết, sơn phết từng mái chèo cho những chiếc thuyền rồng, phượng, lân...
Nếu khách thăm quan đến đây vào những dịp đầu xuân đi tản bộ trên con đường ven đảo Lý Sơn, sẽ bắt gặp một nhóm người già trẻ, trai gái đang háo hức túm tụm quanh chiếc thuyền rồng, dưới mái đình thôn Đông, xã An Vĩnh.
Ghé mắt qua bức tường lấm tấm rêu phong ấy sẽ thấy những người dân đảo Lý Sơn đang tỉ mẩn từng nét vẽ trên tấm thuyền gỗ. Quan sát từng chi tiết, họa tiết trên thuyền mới thấy công phu tài hoa của người họa sĩ. Những nét vẽ như rồng bay phượng múa, sự phối hợp ăn ý giữa những sắc màu rực rỡ vàng - xanh - đỏ - hồng làm nên “hồn cốt” cho chiếc thuyền. Nhìn ông "múa" bút mà có thể tưởng tượng cảnh con rồng đang bay lượn trên sóng nước, mây trời...
Theo người dân nơi đây thì hằng năm cứ đến mồng 4 tết và lễ khao lề thế lính Hoàng Sa (16 tháng 3 âm lịch), nhân dân Lý Sơn lại tưng bừng tổ chức lễ hội đua thuyền tại đình làng An Vĩnh để tri ân các vị "tiền hiền khai khẩn, hậu hiền khai cư". Từ trước tết, dân làng đã phải chuẩn bị mọi khâu từ đóng thuyền, trang trí họa tiết cho thuyền.
Để tham gia lễ hội đua thuyền, mỗi xã trên đảo đã lập một đội thuyền gồm bốn chiếc. Một xã thường có bốn xóm, mỗi xóm sẽ có một thuyền đua được đặt tên theo một con vật trong tứ linh gồm: long (rồng), ly (lân), quy (rùa), phụng (phượng). Mỗi thuyền đua được thiết kế dài 8-9m, rộng 1,3m, đóng cho 14-18 trai làng ngồi bơi.
Thuyền đua đóng theo dáng thon, nhẹ. Người thợ đóng thuyền thường tính toán kỹ lưỡng đến từng centimét để tạo nên con thuyền thanh, nhẹ mà lướt nhanh trên sóng nước. Nét đặc biệt chính là toàn bộ con thuyền được chạm khắc, phác họa tinh xảo và sinh động theo biểu tượng tứ linh.
Vào ngày hội, sau những nghi thức cúng tế thần linh kính cẩn, những đội thuyền sẽ cùng tăng tốc rẽ sóng về đích. Người Lý Sơn quan niệm vào ngày hội, thuyền đua của xóm nào về đích trước xóm đó sẽ gặp nhiều may mắn. Có truyền thuyết còn cho rằng con rồng ra đời để chầu vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long (Hà Nội). Vì thế nếu ngày đầu năm, thuyền rồng (long) về nhất thì năm đó bà con làm nghề biển và nông nghiệp trên đảo sẽ được bội thu, cuộc sống sẽ no ấm, thanh bình và thịnh vượng…