==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Xã Bình Hòa được thành lập sau Cách mạng Tháng Tám - 1945. Thời chính quyền Sài Gòn kiểm soát, Bình Hòa đổi tên thành Bình Kỳ, có 4 ấp: Tri Hòa (nay là thôn 1), Nam Yên (trước là 2 thôn Nam Yên và Lạc Sơn, nay là thôn 2), Lộc Tự (thôn 3), Long Bình (thôn 4).
Lộc Tự là nơi diễn ra những trận kịch chiến giữa quân giải phóng và quân Mỹ trong trận Vạn Tường (Battle of Chu Lai) ngày 18/8/1965, nay còn lưu di tích ở Đồi đất đỏ Ngọc Hương, Ngã ba xóm Chuối, Chiến hào thép. Làng Nam Yên (thuộc tổng Bình Điền) từ năm 1937 đã xây dựng được một bản hương ước với nhiều điều khoản tiến bộ.
Đã biết bao năm trôi qua, nhưng với cư dân nơi Đảo An Bình (còn gọi là đảo Bé, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), mỗi khi ai đó nhắc đến hang Kẻ cướp là họ lại rùng mình, bởi những câu chuyện kinh hoàng về sự tàn phá của giặc Tàu Ô cướp của, hãm hiếp phụ nữ như vẫn còn lẩn khuất đâu đây.
Khởi nghĩa Trà Bồng và miền tây Quảng Ngãi là cuộc khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền, do Đảng lãnh đạo và tổ chức, nổ ra vào ngày 28/8/1959 tại huyện Trà Bồng (nay là huyện Tây Trà và huyện Trà Bồng) sau đó lan nhanh ra khắp miền Tây tỉnh Quảng Ngãi. Sự kiện lịch sử này đánh dấu một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân các dân tộc Quảng Ngãi, có ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào cách mạng của nhân dân vùng Nam Trung Bộ và cả miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
Đến với hành trình đảo Lý Sơn du khách không thể bỏ qua một điểm đến tôn giáo hấp dẫn và thú vị như di tích dinh bà Thiên Y A Na. Công trình kiến trúc tín ngưỡng này không chỉ là hiện thân của sự giao lưu, dung hòa giữa văn hóa Việt Nam – Chăm Pa mà còn có giá trị đặc biệt về mặt mỹ thuật.
chương trình Lý Sơn thăm quan di tích văn hóa Sa Huỳnh có tọa lạc tại xã Phổ Thạnh, Phổ Khánh và Phổ Châu, huyện Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nơi khép lại của dãi đồng bằng ven biển Nam Ngãi, chạy dọc và đứt đoạn liên tục từ chân rặng Hải Vân phía bắc đến chân núi Đá Đen – đèo Cung Quăng ở phía nam.
Phạm Quang Ảnh sinh trưởng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, tại phường An Vĩnh, phủ Bình Sơn, nay là xã AnVĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ông được bổ chức Cai đội Hoàng Sa dưới triều Gia Long (1802 – 1820). Di tích nhà thờ Phạm Quang Ảnh là di tích có giá trị giáo dục to lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, yêu quê hương, dân tộc và chủ quyền vẻ vang của đất nước Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Mộ Cụ Huỳnh Thúc Kháng trên núi Thiên Ấn –Quảng Ngãi có tọa lạc - dài khoảng 2.000m, uốn lượn men theo triền dốc. Càng lên cao, sông nước, đồng ruộng, xóm làng, phố xá... càng trải ra bát ngát mênh mông. Tiếng chuông chùa Thiên Ấn loang theo vệt nắng chiều bảng lảng như sương khói, làm cho không gian núi Ấn sông Trà bình yên đến lạ.
Giếng Vua hay còn gọi là giếng Xó La nằm cách mực nước biển chừng 10 mét, ở thôn Đông, xã An Vĩnh (huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn luôn đầy ắp nước ngọt và đang giúp cho hàng ngàn hộ dân vượt qua cơn khát khi mấy tháng Lý Sơn không có một hạt mưa.
Lý Sơn là một huyện đảo có khá nhiều địa điểm thăm quan hấp dẫn nhưng khi tới đây, khách thăm quan không thể bỏ qua điểm đến hấp dẫn như Đình làng An Vĩnh . Đây là một trong những ngôi đình có niên đại xây dựng lâu đời và sớm nhất ở tỉnh Quảng Ngãi.
Trải qua nhiều thế kỷ Đền Bà Roi đến nay vẫn uy nghiêm, Đền có tọa lạc trong một khuôn viên ở thôn Đông, làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bất chấp bom đạn của chiến tranh và thiên nhiên miền Trung khắc nghiệt…
hành trình Đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi nơi có nhiều giếng nước mang truyền thuyết cảm động về người lính Hoàng Sa và công cuộc bảo vệ biển đảo của các bậc tiền nhân trên đất đảo. Tương truyền, ngày xưa trên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) rất khó đào giếng. Bởi một lẽ đơn giản, vùng đất đảo này được hình thành từ sự phun trào nham thạch dữ dội của 5 ngọn núi lửa.