Phạm Quang Ảnh sinh trưởng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, tại phường An Vĩnh, phủ Bình Sơn, nay là xã AnVĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ông được bổ chức Cai đội Hoàng Sa dưới triều Gia Long (1802 – 1820). Di tích nhà thờ Phạm Quang Ảnh là di tích có giá trị giáo dục to lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, yêu quê hương, dân tộc và chủ quyền vẻ vang của đất nước Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
hành trình Lý Sơn: Thăm nhà thờ Phạm Quang Ảnh
Phạm Quang Ảnh sinh trưởng vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX, tại phường An Vĩnh, phủ Bình Sơn, nay là xã AnVĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, ông được bổ chức Cai đội Hoàng Sa dưới triều Gia Long (1802 – 1820). Di tích nhà thờ Phạm Quang Ảnh là di tích có giá trị giáo dục to lớn cho thế hệ hôm nay và mai sau về tinh thần yêu nước, yêu quê hương, dân tộc và chủ quyền vẻ vang của đất nước Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Câu chuyện về Phạm Quang Ảnh mãi là bài học quý báu để lại cho con cháu đời sau. Phạm Quang Ảnh được sự chỉ định của vua Gia Long đã dẫn đầu 5 thuyền chiến với tổng số quân lên đến 70 người cùng canh giữ vùng biển đảo ngày đêm. Các công việc mà hải đội do Phạm Quang Ảnh chỉ huy hàng ngày đều thực hiện đo đạc thủy trình, khai thác sản vật tiến vua. Hàng năm, hễ đến tháng hai âm lịch, Phạm Quang Ảnh lại cùng đồng đội của mình nhổ neo, đến tận nửa năm sau tức vào tháng tám âm lịch mới lại quay trở về. Một trong những lần ra khơi như thế đã khiến cả hải đội gặp nạn, mất tích, không còn quay trở về. Vua Gia Long nhất mực thương tiếc, trực tiếp làm lễ chiêu hồn cho các tử sĩ ngay trên vùng đảo Lý Sơn. Những người dan nơi đây phải lấy đất sét từ núi Giếng Tiền về nặn thành hình người để làm lễ an táng.
Sau khi chôn cất Phạm Quang Ảnh, vua tôi tiếp tục làm lễ an táng cho hai mươi tư người lính hải đội Hoàng Sa đã cùng ông ngã xuống. Hai mươi lăm ngôi mộ gió vẫn còn hát những lời sầu bi nhưng không kém phần hãnh diện, bởi các tử sĩ đã hóa thân vào đất mẹ, và mảnh đất ấy sau biết bao cuộc chiến nảy lửa vẫn mãi là chủ quyền của đất nước Việt Nam. Riêng người lính Hoàng Sa làm đội trưởng năm ấy được nhân dân cảm kích lập nên nhà thờ, gọi là nhà thờ Phạm Quang Ảnh.