Vào đêm 11/3/1945, đội quân khởi nghĩa do Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách chỉ huy được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào Kinh, Thượng chiếm Nha Kiểm Lý và đồn Ba Tơ. Sáng ngày 12/3/1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân vận động Ba Tơ, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng. Đội Du kích Ba Tơ chính thức ra mắt, là một trong những lực lượng vũ trang đầu tiên ở miền Nam Trung bộ. Rạng sáng ngày 12 tháng 03 năm 1945, tại sân vận động trước đồn Ba Tơ, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức trong không khí phấn khởi, tự hào đông vui và rất trang nghiêm. Ban lãnh đạo khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, xóa bỏ sưu, thuế và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ.
Vào đêm 11/3/1945, đội quân khởi nghĩa do Phạm Kiệt, Nguyễn Đôn, Nguyễn Khoách chỉ huy được sự hưởng ứng của đông đảo đồng bào Kinh, Thượng chiếm Nha Kiểm Lý và đồn Ba Tơ. Sáng ngày 12/3/1945, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức tại sân vận động Ba Tơ, tuyên bố thành lập chính quyền cách mạng. Đội Du kích Ba Tơ chính thức ra mắt, là một trong những lực lượng vũ trang đầu tiên ở miền Nam Trung bộ. Rạng sáng ngày 12 tháng 03 năm 1945, tại sân vận động trước đồn Ba Tơ, một cuộc mít tinh lớn được tổ chức trong không khí phấn khởi, tự hào đông vui và rất trang nghiêm. Ban lãnh đạo khởi nghĩa tuyên bố xóa bỏ chính quyền địch, xóa bỏ sưu, thuế và tuyên bố thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng Ba Tơ.
- chương trình Lý Sơn
Từ sau những ngày 11/3/1945, một số địa danh ở Ba Tơ đã đi vào lịch sử, tô thắm thêm truyền thống cách mạng của nhân dân Ba Tơ nói chung và Quảng Ngãi nói riêng như: Nha Kiểm Lý (thị trấn Ba Tơ ngày nay) là nơi vào đêm 11/3/1945 các lực lượng nổi dậy bắt tên kiểm lý Bùi Danh Ngũ, thu toàn bộ hồ sơ, tài liệu, vũ khí. Khúc sông Liên phía sau đồn Ba Tơ, nơi các chiến sĩ cách mạng in ấn truyền đơn, tài liệu chương trình Mặt trận Việt minh, lời hiệu triệu của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tuyên truyền vận động cách mạng. Cũng tại khúc sông này, đêm 11/3/1945, du kích địa phương dùng thuyền chở vũ khí và chiến lợi phẩm ở đồn Ba Tơ về căn cứ. Sân vận động (thị trấn Ba Tơ ngày nay), là nơi sáng ngày 12/3/1945 Ban chỉ huy cuộc khởi nghĩa tổ chức cuộc mit tinh lớn, tuyên bố xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, thành lập chính quyền cách mạng. Bãi Hang Én, là nơi đội Du kích Ba Tơ trên đường hành quân về núi Cao Muôn để xây dựng căn cứ dừng chân vào đêm 14/3/1945, đội du kích Ba Tơ đã tổ chức tuyên thệ “Hy sinh vì Tổ quốc!” và thề làm tròn 3 nhiệm vụ: Ra sức vận động nhân dân tham gia cách mạng, xây dựng chiến khu kháng Nhật cứu nước, không ngừng cũng cố và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ chiến đấu khi có lệnh. Núi Cao Muôn (xã Ba Vinh), một trong những nơi đội du kích Ba Tơ đặt căn cứ trong những ngày đầu khởi nghĩa, xây dựng lực lượng, vun đắp tình đoàn kết các dân tộc Ba Tơ.
Bến Buông (Ba Thành) là nơi tiếp nhận hàng hóa, lương thực, vũ khí do đồng bào miềm xuôi quyên góp chuyển lên bằng đường sông tiếp tế cho đội du kích Ba Tơ xây dựng chiến khu kháng Nhật ở căn cứ Nước Sung, Nước Lá từ tháng 03 đến tháng 5 năm 1945. Ngoài ra còn có các địa điểm di tích lịch sử như: Dốc Ông Tài (thị trấn Ba Tơ ngày nay), hang Voọt Rệp (xã Ba Vinh), chòi canh Suối Loa (Ba Động)…
Từ năm 1985, Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ và nhà Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ trong quần thể di tích lịch sử Ba Tơ được xây dựng. Các điểm di tích lịch sử Ba Tơ đều có bia bảng chỉ dẫn, hàng năm có hàng ngàn khách thập phương đến tham quan và hành trình.
Về với Ba Tơ hôm nay thăm Bảo tàng Khởi nghĩa Ba Tơ và quần thể di tích Khởi nghĩa Ba Tơ, khách tham quan không những tìm hiểu thêm được tinh thần và ý nghĩa cuộc Khởi nghĩa Ba Tơ còn được chiêm ngưỡng phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục của một huyện miền núi tuyệt đẹp, đằng sau núi Cao Muôn vươn mình lên trời thẳm là xã Ba Vinh rộn tiếng túc chinh vào mùa lúa gặt.
Đi qua đèo Vi Ô Lăk quanh co trong lãng đãng sương mờ đến xã Ba Tô chúng ta sẽ được ngắm nhìn ruộng bậc thang và một màu xanh thẳm, dòng sông Liên lửng lờ trôi êm đềm về mùa hạ như dãi lụa thả về xuôi, hồ Tôn Dung, hồ Núi Ngang, nước quanh năm trong xanh mát rượi, xào xạc lá rừng reo.
Đến Ba Tơ chúng ta không thể không đến làng Teng (Ba Thành) nơi nổi tiếng làng nghề thổ cẩm với những cô gái Hre miệt mài và dịu dàng bên khung cửi, mắt đen lay láy sâu lắng ân tình và những làn điệu ta lêu, ca choi ngọt lịm gọi mời, cả những đêm đêm nghe tiếng chiêng ở Ba Nam chập chờn nơi rừng lặng, không thể nào quyên chén rượu cà rỏ mềm môi ngọt ngào thơm lừng đầu lưỡi, thịt trâu nấu lá lốt, thịt trâu nướng chấm muối ớt hương vị đậm đà khó quên. Lữ khách
không thể quên con cá niên thơm lựng trên bếp than hồng, không thể quên những vòng tay ấm áp đêm hội đâm trâu của người dân nơi đây, những con người không chỉ giàu truyền thống cách mạng mà còn rất giàu lòng mến khách.
Ba Tơ mãnh đất giàu truyền thống cách mạng đã và đang vươn mình trong đổi mới. Cấp ủy Đảng, chính quyền huyện đang rất mong muốn các cá nhân, tổ chức quan tâm đầu tư Phát triển Lữ Hành
, phát triển kinh tế xã hội, để không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, đó cũng là mong muốn và khát vọng của bao lớp người đã ngả xuống cho mãnh đất này.
Nguồn tin: bato.quangngai.gov.vn