==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Lý Sơn khách thăm quan đến với một thắng cảnh nổi tiếng và độc đáo với những ngọn núi nhô ca giữ không gian vô tận của trời và đất với nhiều điểm dừng chân hấp dẫn như: Cổng tò vò, miệng núi lửa, hang câu, hòn mù cu…hay những khu thăm quan tâm linh như: Chùa hang, chùa đục hơn thế nửa là khu miếu thiêng bên cửa biển Sa Huỳnh…Sau khi những hồi trống giục rộn rã, hàng trăm tàu cá lướt sóng vươn khơi trong nắng hanh vàng của biển đảo. Nhiều ngư dân cúi đầu, hướng về khu miếu bên cửa biển Sa Huỳnh khấn nguyện, cầu cho trời yên biển lặng, đánh bắt được nhiều cá, tôm.

hành trình tâm linh miếu thiêng cửa biển Sa Huỳnh - Ảnh 1
Cửa biển Sa Huỳnh bốn mùa lộng gió đón đưa những chiếc tàu cá cập bến ra khơi. Sóng nhấp nhô vỗ vào mạn tàu tung bọt nước trắng lấp lóa dưới nắng. Cạnh đấy là ngôi miếu thờ Thiên Y A Na có từ hàng trăm năm trước.

Ngôi miếu này đã có từ hàng trăm năm trước, ngày kia, ngư dân đưa tàu cào cập bến thì phát hiện bức tượng trôi vào cửa biển Sa Huỳnh nên vớt lên bờ. Những bậc cao niên nơi đây cho rằng, đấy là tượng Thiên Y A Na trong chuyện kể của người xưa truyền lại.

Các bô lão và cư dân đảo Lý Sơn bàn, thống nhất đóng góp kinh phí dựng ngôi miếu thờ bên cửa biển. Ngôi miếu đơn sơ thuở trước giờ được tu bổ với tường xây, mái lợp ngói, nền lát gạch men. Bên trong ngôi miếu thờ tượng Thiên Y A Na cùng hai bức tượng hai bên được người dân nơi đây gọi là Cậu (phò tá Thiên Y A Na) với dáng vẻ hết sức uy nghiêm. Theo thời gian, cư dân vạn chài còn dựng miếu thờ Bà Thủy, thỉnh tượng Quán Thế Âm Bồ Tát và xây mộ Bà Lao thờ cạnh miếu Thiên Y A Na.

Người dân nơi đây tôn kính gọi Thiên Y A Na là Mẹ (theo cách người Chăm thờ Bà Mẹ Xứ Sở thuở trước?). Nhiều bậc cao niên cho rằng, Mẹ được thờ bên cửa biển Sa Huỳnh có mối liên hệ với Thiên Y A Na được thờ tại tháp Po Nagar ở Nha Trang (Khánh Hòa)?

Các bậc cao niên nơi đây cho biết, cách đây khá lâu, một người trong làng dám lấy trộm vòng vàng đeo trên cổ tượng Thiên Y A Na. Một hôm, người ấy đang đứng trên bờ, cạnh cửa biển liền bị sóng lớn cuốn trôi đến vài ngày sau mới tìm thấy thi thể. Tương truyền, có thi thể người phụ nữ trôi dạt vào vách đá bên cửa biển. Nhân dân trong vùng phát hiện, chôn cất và đặt tên là mộ Bà Lao.

Khu miếu thờ nằm trên vị trí đắc địa, lưng tựa vào núi và nhìn về phía biển bốn mùa lộng gió. Từ cửa chính đi vào là tượng Phật Quán Thế Âm, miếu thờ Bà Thủy, miếu thờ Thiên Y A Na và cuối cùng là mộ Bà Lao được tu bổ khang trang.

Ngoài những ngày cúng chính là 16 tháng Chạp và 16 tháng Giêng, vào các ngày lễ, tết, rằm và mùng một, nhiều người chung tay sắm sửa mâm cỗ dâng cúng với lòng thành kính. “Dẫu cuộc sống còn nhiều khó khăn nhưng nhiều người đã tự nguyện đóng góp tiền của, công sức để tu bổ và cúng tế các Bà. Bởi vì, đối với ngư dân nơi đây hết sức linh thiêng” – các bậc cao niên nơi đây cho biết.
hành trình tâm linh miếu thiêng cửa biển Sa Huỳnh - Ảnh 2
Nếu ngại cuốc bộ vượt dốc núi khá dài khách thăm quan có thể bơi thuyền thúng đưa qua cửa biển Sa Huỳnh để đến khu miếu thờ. người dân và Lữ khách đến đây dâng hương khấn vái Mẹ ban phúc cho gia đình được bình an. Không chỉ trong ngày xuất hành đầu năm mà ngày thường ngư dân đều nghiêm cẩn như thế. đến khấn vái cầu mong bình an và trong lòng cảm thấy nhẹ nhõm, không lo sợ sóng gió trên biển.

Vậy những chuyện huyền bí quanh khu miếu thờ bên cửa biển Sa Huỳnh được ngư dân nơi đây truyền tụng bao đời. Niềm tin ấy giúp họ vững tâm vươn khơi, vượt qua những hiểm nguy trên biển cả bao la.

 

trải nghiệm tâm linh miếu thiêng cửa biển Sa Huỳnh

trải nghiệm tâm linh miếu thiêng cửa biển Sa Huỳnh
58 6 64 122 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==