==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

  • Khám phá thiên đường biển đảo Lý Sơn

    Khám phá thiên đường biển đảo Lý Sơn

    Hành trình cùng Vietsense đến với chuyến trải nghiệm đảo Lý Sơn khách thăm quan sẽ bắt gặp một hòn đảo nổi tiếng của Quảng Ngãi với cảnh quan thiên nhiên vô vùng phong phú giữa vùng biển xanh tuyệt đẹp, cùng những sắc thái thiên nhiên mà tạo hóa đã ban tặng, có Lữ khách cho rằng Lý Sơn tựa hồ như đảo Jeju của Việt Nam, còn hiện nay trước “cơn sốt” biển xanh, Lý Sơn cũng được cho là có nhiều nét tương đồng với thiên đường biển nổi tiếng thế giới ấy. Nhưng xét đến cùng, đảo Lý Sơn mang vẻ đẹp riêng rất Việt Nam vẫn hấp dẫn nhiều du khách trên thế giới mà không phải dựa trên sự tương đồng với bất cứ vùng biển nổi tiếng nào.

  • Nhớ đàn xe nước Xứ Quảng

    Nhớ đàn xe nước Xứ Quảng

    Dù đã trôi qua bao nhiêu năm nhưng trong tâm thức của người dân xứ Quảng Ngãi, tiếng đàn xe nước vẫn mãi vang vọng, dẫu đã hơn 200 năm không còn hình ảnh đàn xe nước trên con sông Trà, sông Vệ hiền hòa, nhưng những hình ảnh ấy vẫn còn vang mãi trong thâm tâm của mỗi người dân nơi đây.

  • Về Hóc Mó khám phá hòn Rùa

    Về Hóc Mó khám phá hòn Rùa

    trải nghiệm Lý Sơn- Quảng Ngãi ngồi bên những gốc dương liễu cổ thụ ngắm nhìn mặt nước biển trong xanh, xa xa là mỏm đá hình mai rùa vươn mình về phía biển. Sau đó vào lăng vạn thờ cá Ông để hiểu thêm về bản sắc văn hóa của làng chài... Đó là những điều thú vị đang chờ khách thăm quan ở bãi biển Hóc Mó, nằm ở thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ) - một bãi biển đẹp còn đậm nét hoang sơ, nằm cách khu nghỉ dưỡng Sa Huỳnh không xa.

  • Nhà rường xứ Quảng Ngãi

    Nhà rường xứ Quảng Ngãi

    chương trình đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi khám phá những nhà rường cổ, có niên đại sớm nhất khoảng trên dưới 150 năm. Trong một ngôi nhà rường, hệ thống chịu lực chính của ngôi nhà là rường, cột, kèo, xuyên, trính gắn kết thành bộ khung thông qua hệ thống mộng gỗ và con sẻ (chốt tre), có thể lắp ráp và tháo dỡ dễ dàng. Nhà rường Quảng Ngãi phổ biến có hình chữ nhất (一), gồm 3 gian chính và 2 gian phụ, gọi là nhà “ba gian, hai chái”. Cũng có kiểu nhà rường nhỏ hơn “một gian, hai chái” hoặc lớn hơn, “năm gian, hai chái”, tuy không nhiều.

  • Lộc rừng đầu đông của người dân xứ Quảng

    Lộc rừng đầu đông của người dân xứ Quảng

    Lộc rừng đầu đông của người dân xứ Quảng tuy với giá bán chỉ từ 20.000-25.000 đồng/kg, thu hoạch từ "rau" nghệ đã mang lại cho nhiều hộ dân ở miền núi xứ Quảng khoản thu nhập khá, với số tiền từ 200.000-300.000 đồng/ngày/người.

  • Hành trình khám phá đất ngàn cau Xứ Quảng

    Hành trình khám phá đất ngàn cau Xứ Quảng

    hành trình Lý Sơn- Quảng Ngãi Lữ khách đi theo quốc lộ 24B rồi đến Tỉnh lộ 623 chừng 70km với những đoạn đường đèo uốn lượn, khách thăm quan không chỉ bắt gặp một "vựa cau" mà còn chào đón bằng những cánh đồng ruộng bậc thang thơ mộng, những ngôi nhà sàn đặc trưng, những tiếng đàn Krâu, làn điệu Raghế, Kalêu và nhiều điều thú vị khác...

  • Vi vu bên bờ sông Trà

    Vi vu bên bờ sông Trà

    Nếu có dịp đến chương trình Lý Sơn bạn cứ đi theo đường bờ bắc sông Trà rộng thênh thang, nối thẳng từ cầu Trà Khúc xuống biển Mỹ Khê - Một trong những bãi biển đẹp của Quảng Ngãi. Theo cung đường này, ngoài đích đến Mỹ Khê, Lữ khách có thể dừng chân tại rừng dừa nước Tịnh Khê (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi), nằm cuối cùng đường.

  • Những bãi biển trùng tên bạn nên biết

    Những bãi biển trùng tên bạn nên biết

    Những bãi biển trùng tên bạn nên biết trước khi đi khám phá đó là bãi Nồm, bãi Sa Huỳnh hay biển Mỹ Khê nổi tiếng sẽ khiến bạn nhầm lẫn vì những tên gọi này xuất hiện ở nhiều nơi khắp Việt Nam. Vậy để có chuyến trải nghiệm được như ý bạn nên tham khảo qua bài viết này nhé.

  • Di sản văn hóa biển Quảng Ngãi

    Di sản văn hóa biển Quảng Ngãi

    chương trình Lý Sơn- Quảng Ngãi tham quan khu di sản văn hóa Sa Huỳnh nằm dọc ven biển Long Thạnh (Sa Huỳnh), Bình Châu, Bình Đông (Bình Sơn), Dương Quang (Mộ Đức) và Suối Chình, Xóm Ốc (Lý Sơn). Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện nhiều hiện vật như chum, nồi, khuyên tai, vòng đeo... Điều này cho thấy từ thời tiền sử cư dân ven biển Quảng Ngãi đã sáng tạo được nhiều vật dụng phục vụ đời sống.

  • Chuối hột rừng bài thuốc quý

    Chuối hột rừng bài thuốc quý

    Tuy là cây hoang dại, nhưng cây chuối hột rừng lại có nhiều tác dụng đối với đồng bào các dân tộc vùng cao Quảng Ngãi. Bởi ngoài giá trị làm thực phẩm, nó còn là một loại thảo dược quý có giá trị chữa bệnh cao. Theo các tài liệu nghiên cứu, chuối hột rừng có tên khoa học là Musa acuminata Colla thuộc họ chuối (Musaceae). Cây có thân cao từ 3 - 4m, mọc nhiều nơi trong rừng và núi cao, chúng thường sinh sôi nảy nở ở những nơi có nguồn nước suối. Khác với cây chuối thông thường, hoa chuối hột rừng màu đỏ sậm mọc thẳng đứng ở ngọn chứ không hướng xuống phía dưới.

  • Hành trình khám phá kỳ bí thiên nhiên ở Quảng Ngãi

    Hành trình khám phá kỳ bí thiên nhiên ở Quảng Ngãi

    Theo kết quả khảo sát, nghiên cứu của các chuyên gia về địa chất, địa mạo ở ven biển Ba Làng An (xã Bình Châu, Bình Sơn) và đảo Lý Sơn đã được tổng hợp thành một công trình nghiên cứu chung nhất. Dưới góc nhìn khoa học, Quảng Ngãi đang “sở hữu” dày đặc các di sản địa chất, địa mạo. Đây là cơ hội vàng để ngành công nghiệp không khói của tỉnh “cất cánh”. Đây là kết quả nghiên cứu của nhiều chuyên gia hàng đầu đến từ các viện nghiên cứu và các trường đại học danh tiếng nhằm khẩn trương hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận công viên địa chất toàn cầu ở Bình Châu - Lý Sơn và vùng phụ cận.

  • Nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn

    Nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn

    hành trình Lý Sơn tham quan nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn - Nơi lưu giữ tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa. Các vị tiền hiền dòng họ Võ (Văn) ở Lý Sơn xưa kia là người làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi). Theo gia phả họ Võ (Văn), năm 1604, ông thủy tổ Võ Văn Lúa cùng một số người của tộc họ ra đảo khai hoang vùng đất phía tây của đảo, mãi đến năm 1612 thì con cháu họ Võ (Văn) và một số vị tiền hiền của những tộc họ khác như Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Xuân, Nguyễn, Trần, Lê đến định cư sinh sống, lập nên phường An Vĩnh. Năm 1804, phường An Vĩnh, Cù Lao Ré xin triều đình cho tách khỏi làng An Vĩnh trong đất liền và hình thành đơn vị hành chính độc lập.

Tin Tức | TRANG 27

Tin Tức | TRANG 27
20 2 22 42 bài đánh giá