==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Lý Sơn tham quan nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn - Nơi lưu giữ tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa. Các vị tiền hiền dòng họ Võ (Văn) ở Lý Sơn xưa kia là người làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi). Theo gia phả họ Võ (Văn), năm 1604, ông thủy tổ Võ Văn Lúa cùng một số người của tộc họ ra đảo khai hoang vùng đất phía tây của đảo, mãi đến năm 1612 thì con cháu họ Võ (Văn) và một số vị tiền hiền của những tộc họ khác như Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Xuân, Nguyễn, Trần, Lê đến định cư sinh sống, lập nên phường An Vĩnh. Năm 1804, phường An Vĩnh, Cù Lao Ré xin triều đình cho tách khỏi làng An Vĩnh trong đất liền và hình thành đơn vị hành chính độc lập.

hành trình Lý Sơn tham quan nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn - Nơi lưu giữ tư liệu khẳng định chủ quyền Hoàng Sa. Các vị tiền hiền dòng họ Võ (Văn) ở Lý Sơn xưa kia là người làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi). Theo gia phả họ Võ (Văn), năm 1604, ông thủy tổ Võ Văn Lúa cùng một số người của tộc họ ra đảo khai hoang vùng đất phía tây của đảo, mãi đến năm 1612 thì con cháu họ Võ (Văn) và một số vị tiền hiền của những tộc họ khác như Phạm Quang, Phạm Văn, Võ Xuân, Nguyễn, Trần, Lê đến định cư sinh sống, lập nên phường An Vĩnh. Năm 1804, phường An Vĩnh, Cù Lao Ré xin triều đình cho tách khỏi làng An Vĩnh trong đất liền và hình thành đơn vị hành chính độc lập.

Nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn - Ảnh 1
Qua hơn 16 đời thờ phụng, nhà thờ họ Võ (Văn) là nơi thờ tự, tưởng niệm các vị tiền hiền đã có công khai hoang, lập ấp đối với vùng đất làng An Vĩnh. Trong đó, đáng chú ý là một số người đã cống hiến to lớn trong việc xác lập chủ quyền và thực thi nhiệm vụ trên hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, như cai đội Võ Văn Khiết, khâm sai cai thủ cửa biển Sa Kỳ kiêm cai cơ thủ ngự quản đội Hoàng Sa Võ Văn Phú... Nhiều tài liệu lịch sử của Việt Nam như: Dư địa chí trong bộ Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821), Hoàng Việt địa dư chí (1833), Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ, Phủ biên tạp lục, Đại Nam thực lục chính biên, Châu bản triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí... đều đề cập đến người dân làng An Vĩnh, Cù Lao Ré và một số người của họ Võ (Văn) tham gia thực hiện nhiệm vụ ở Hoàng Sa và Trường Sa.

Sách Lịch triều hiến chương loại chí (Phan Huy Chú) chép khá rõ: Các chúa Nguyễn đặt đội Hoàng Sa gồm 70 người, lấy người An Vĩnh luân phiên sung vào, định kỳ vào tháng ba mỗi năm nhận chỉ thị công việc thi hành, đem lương thực 6 tháng, đi 5 chiếc thuyền nhỏ ra biển 3 ngày 3 đêm mới đến đảo... Qua tháng 8 trở về vào Cửa Eo, tới thành Phú Xuân”. Hết thời kỳ chúa Nguyễn cai trị (gần một thế kỷ rưỡi), đến thời Tây Sơn thì đội Hoàng Sa tiếp tục hoạt động dưới sự kiểm soát của triều Tây Sơn.

Năm Thái Đức thứ 8 (1785) có chỉ thị của triều Tây Sơn thăng chức và phái ông Võ Văn Khiết dẫn đội Hoàng Sa đi khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa. Chỉ thị ghi rõ: “...Cai hợp Võ Văn Khiết hầu việc đã lâu. Nay thăng lên chức Cai Đội Hội, dẫn theo hai đội Hoàng Sa và Quế Hương, theo lệ thường niên lãnh chỉ thị sai phái vượt biển đến các cù lao ngoài biển tìm các vật báu như đồng khí, đồi mồi, các vật. Thu lượm được bao nhiêu phải đem phụng nộp. Nếu công việc không siêng năng cần mẫn, xử phạt theo quân luật”. Năm Thái Đức thứ 9 (1786) tiếp tục có chỉ thị của Thái phó Tổng lý quản binh dân chư vụ Thượng tướng công sai phái Võ Văn Khiết dẫn đội Hoàng Sa đi khai thác sản vật ở quần đảo Hoàng Sa...

Những văn bản trên mang giá trị kiểm chứng và khẳng định sự hiện diện của đội Hoàng Sa có chức năng bảo vệ chủ quyền và khai thác các tài nguyên, sản vật tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Các ông Võ Huệ, Võ Văn Khiết của họ Võ (Văn) có vai trò quan trọng trong việc thiết lập, hướng dẫn đội Hoàng Sa, Quế Hương hoạt động, qua đó cũng nói lên ý thức bảo vệ chủ quyền của nhân dân đảo Lý Sơn nói chung và con cháu họ Võ (Văn) nói riêng ở các quần đảo trên Biển Đông. Những năm cuối cùng của triều Tây Sơn, hoạt động của đội Hoàng Sa bị ảnh hưởng, mãi đến năm Gia Long thứ 2 (1803) mới cho đội Hoàng Sa hoạt động trở lại. Sách Đại Nam thực lục chính biên ghi rõ: “Cai đội Phú Nhuận hầu Võ Văn Phú làm thủ ngự cửa biển Sa Kỳ, sai mộ dân ngoại tịch lập làm đội Hoàng Sa”. Và bằng chứng là tờ kê trình giải quyết một số công việc của khâm sai Võ Văn Phú được lưu giữ tại nhà thờ họ Võ (Văn)... Đây là những tài liệu có giá trị lịch sử to lớn góp phần quan trọng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Hiện nay, trong khu đất thổ mộ họ Võ (Văn) còn lại những ngôi mộ chiêu hồn (mộ gió) của những vị binh phu Hoàng Sa. Đến ngày giỗ chạp con cháu trong tộc tề tựu về nhà thờ để cùng nhau đi tảo mộ và ôn lại truyền thống của tộc họ. Và hằng năm, vào ngày 16.2 âm lịch, con cháu về lại nhà thờ tổ chức lễ cúng việc lề và tế lính (Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa) nhằm tưởng nhớ đến công lao của những người con trong tộc họ là những binh phu Hoàng Sa hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ. Và đây là nghi lễ có giá trị lịch sử - văn hóa không chỉ ở phạm vi tộc họ Võ (Văn) mà còn mang tính quy mô trong cộng đồng làng An Vĩnh được lưu truyền qua bao đời nay.

Nguồn tin: baodanang

Nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn

Nhà thờ họ Võ (Văn) ở Lý Sơn
72 7 79 151 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==