==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đến với đảo Lý Sơn khách thăm quan sẽ thấy đằng sau những gàu nước trong veo, thanh mát luôn thấm đẫm bao giọt mồ hôi của những phận người gắn đời mình với giếng cổ. Đến đây Lữ khách không những hòa mình vào biển đảo bao la tham quan các danh lam thắng cảnh như: chùa đục, chùa hang, núi giếng tiền, hay những hang đá khoét sâu vào trong lòng đất tạo nên những vách đá kỳ thú mà đây khách thăm quan còn được hòa mình cùng cuộc sống của người dân miền biển đảo.

Đến với đảo Lý Sơn Lữ khách sẽ thấy đằng sau những gàu nước trong veo, thanh mát luôn thấm đẫm bao giọt mồ hôi của những phận người gắn đời mình với giếng cổ. Đến đây khách thăm quan không những hòa mình vào biển đảo bao la tham quan các danh lam thắng cảnh như: chùa đục, chùa hang, núi giếng tiền, hay những hang đá khoét sâu vào trong lòng đất tạo nên những vách đá kỳ thú mà đây Lữ khách còn được hòa mình cùng cuộc sống của người dân miền biển đảo.
Những phận người dân đất đảo - Ảnh 1
Khi trời vừa hừng đông, đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi đã ngập tràn không khí nhộn nhịp của Mùa thăm quan, nghỉ dưỡng biển. Từng tốp khách thăm quan nối nhau lên ngọn núi Thới Lới hùng vĩ để đón tia nắng bình minh. Xa xa, khuất sau lùm cỏ hoang dại um tùm ven kè chắn sóng, hình ảnh ông lão bên giếng cổ hiện lên với sự khoan thai, mộc mạc như đánh tan nhịp điệu hối hả của tinh mơ trên đảo.

Bên giếng cổ Xó La, ông Kiên gắng gồng đôi tay chai sần và đã không còn rắn chắc. Thả chiếc gàu lọt thỏm xuống mặt nước, khua tay đảo đều đôi ba vòng, ông bặm môi, 2 tay ghì chặt sợi dây rồi gắng sức mới có thể nhấc bổng gàu nước đầy tràn lên khỏi miệng giếng.

Phả làn hơi thở hổn hển, gương mặt lộ những nếp nhăn, ông gượng nở nụ cười hiền hòa, ông kể tính ra cũng ngót nghét 40 năm tôi hành nghề này ở giếng cổ Xó La. Đây là giếng được xây dựng từ thời vua Gia Long.

Ông Kiên tâm sự rằng đến với nghề là duyên, còn tự nhiên nó vận vào như một sợi dây buộc chặt hàng chục năm trời. Âu cũng là cái nghiệp. Chuyện bắt đầu từ sau năm 1975, cả gia đình dắt díu nhau rời đảo mà đi làm ăn. Lên Tây Nguyên được đôi ba năm kiếm kế sinh nhai, thất bát thì lại kéo nhau về nơi chôn nhau cắt rốn.
Những phận người dân đất đảo - Ảnh 2
Hồi đó, tay trắng. Đặt chân về lại đảo tủi hổ lắm. Thế rồi tình cờ thấy một số người trong thôn tay xách nách mang lỉnh kỉnh thùng ra giếng Xó La múc nước đổi cho bà con thôn khác lấy tiền nên tôi làm theo. Dần dà, cuộc sống ổn định nhờ nghề đổi nước nên vợ chồng dẹp bỏ hẳn ý nghĩ tha phương cầu thực. Cơm ăn, áo mặc của 2 vợ chồng cùng 6 đứa con cũng nhờ vào nguồn nước vô tận ở giếng cổ đem lại. Hồi xưa còn gánh bộ 2 thùng trên vai, tầm 20 năm đổ lại đây thì chở bằng xe đạp" - ông Kiên bộc bạch.

Trên nẻo đường mưu sinh, song hành cùng "đệ nhất phu nước" Dương Kiên trước đây luôn có hình bóng của người vợ - bà Phan Thị Ý. Bà cũng là một phụ nữ có tuổi nghề đổi nước xếp vào hàng bậc nhất. Căn bệnh thần kinh tọa quái ác đày đọa khiến bà từ giã cái nghề đã đeo bám 2 vợ chồng suốt mấy chục năm qua.

Khi bóng lão Kiên khuất dần về phía cảng, một "phu nước" khác sẽ đến giếng cổ. Đó là ông Mai Văn Thu, 53 tuổi - người có thâm niên với nghề này không thua kém ông Kiên.

Cùng chiếc xe đạp cà tàng lộ nguyên bộ khung gỉ sắt, ông Thu luôn hiện diện với 4 can nhựa. Đôi chân ông khập khiễng, gương mặt méo xệch một bên khiến ai nhìn cũng thương cảm. Động tác ông không còn nhanh nhẹn, mỗi lần thả dây chỉ thu về lưng chừng gàu nước. Kéo được gàu nước lên, phải nghỉ một lúc ông mới đổ được vào trong miệng thùng. Hình ảnh ấy đã trở nên quen thuộc với người dân đảo Lý Sơn.

Không ai nhớ chính xác ông Thu gắn bó với nghề này bao nhiêu năm? Họ chỉ nhớ ông từng là chàng ngư dân trẻ, sau một lần vươn khơi bất ngờ lên cơn sốt thập tử nhất sinh nên không còn gắn bó với nghề đánh bắt hải sản. Từ đó, dân trên đảo quen hình ảnh một ông Thu cần mẫn với nghiệp đổi nước kiếm cơm.
Những phận người dân đất đảo - Ảnh 3
Ông Thu kể giọng đượm buồn: "Cách đây 20 năm, tai ương bất ngờ giáng xuống khiến một nửa cơ thể tôi gần như tê liệt. Những tưởng sẽ thành kẻ vô dụng làm khổ vợ con nhưng cơ duyên đã đưa tôi đến với nghề phù hợp với thể trạng của mình. Gồng gánh trên vai cuốc bộ 4-5 km như người ta thì tôi bất lực. Đúng là cái khó ló cái khôn, sau này, tôi nghĩ ra cách vận chuyển nước bằng xe đạp. Dù không nhanh nhưng cứ tà tà dắt bộ cũng tới nơi. Nói không ngoa chứ tôi hành nghề này cũng trên dưới 18 năm. Đêm hôm khuya khoắt, bật dậy xách thùng ra giếng để chở nước mang đến cho người ta. Sập tối mới lọ mọ về nhà. Ở đây, mọi người gọi cái nghề của tụi tôi là nghề đổi nước kiếm cơm chứ chẳng ai bảo đi gánh nước bán".

Ông Thu kể thời gian đầu, khi mới chân ướt chân ráo vào nghề, mỗi thùng nước đổi cho các hộ dân phục vụ sinh hoạt chỉ có giá 1.000 đồng và bây giờ là gần 8.000 đồng. Trước đây cũng nhiều người làm nhưng vì thức khuya dậy sớm, công sức đổ ra nhiều nhưng đồng tiền thu lại chẳng là bao nên dần dà bỏ nghề. Bây giờ thì chỉ còn ông và ông Kiên.

Trước đây có 6 người. Ngoài tôi và ông Kiên còn 4 người chạy xe máy chở nước. Bây giờ, chỉ còn tôi và ông Kiên kéo nước đổi cho các hàng quán, nhà dân sinh hoạt. Nói không phải phụ chứ dù bèo bọt, vất vả thức dậy từ canh khuya nhưng gia đình tôi cũng có cơm ăn, áo mặc. Tất cả đều trông cậy vào nguồn nước không bao giờ cạn ở Xó La. Trung bình một ngày, tôi làm 3 chuyến, mỗi chuyến 4 thùng. Mỗi ngày công kiếm được gần 100.000 đồng. Hai vợ chồng chắt chiu, vun vén với quyết tâm nuôi đứa con 10 tuổi ăn học thành tài.
 

nguồn tin:baoquangngai.vn

Những phận người dân đất đảo

Những phận người dân đất đảo
60 6 66 126 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==