Cả 5 ngọn núi làm nên đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) hiện nay là 5 miệng núi lửa đã tắt từ hàng triệu năm trước. Nhưng đặt chân lên hòn đảo xinh đẹp này đâu chỉ để xem miệng núi lửa! Lý Sơn còn mê hoặc Khách Thăm quan Đến Lý Sơn bằng tất cả sự dịu dàng và huyền bí của nó nữa.
trải nghiệm Đảo Lý Sơn chinh phục đỉnh Thới Lới đây là là ngọn núi lớn nhất trong 5 ngọn núi ở Lý Sơn. Những ngày quang mây, trời đẹp, đứng trên đỉnh núi này có thể nhìn thấy cả Cù Lao Chàm của Quảng Nam. Xe chạy lòng vòng, men theo sườn dốc một quãng ngắn là bắt gặp những vỉa đá đen – kết quả của dòng nham thạch được phun lên từ hàng triệu năm trước.
Lớp đá này, trông xa như da con cá sấu khổng lồ, lại gần thì trông chúng như những đám bọt nổi lên từ nồi nấu đường thủ công với những ô vân rất bắt mắt.
Vừa đặt chân lên đỉnh, đập vào mắt khách thăm quan là một lòng chảo khổng lồ, vuông vức, trông chẳng khác gì sân vận động Wembley bên Anh. Đó chính là miệng của núi lửa.
Những cụ già ở Lý Sơn kể rằng, ngày xưa (trước năm 1945), miệng núi lửa này là một khu rừng nguyên sinh với nhiều gỗ quý nhưng bị phá sạch sau đó. Giờ chỉ còn những bãi cỏ ngút ngàn, nơi hội tụ của những đàn bò béo ú.
Tỉnh Quảng Ngãi có dự định sẽ “bít” cửa thoát nước từ lòng chảo này bằng một công trình thủy lợi. Một túi nước khổng lồ sẽ treo lơ lửng trên đầu của gần hai vạn dân Lý Sơn nếu như hồ chứa nước trên đỉnh Thới Lới này trở thành hiện thực.
Nó sẽ là chiếc “máy điều hòa nhiệt độ” khổng lồ rất cần thiết cho cuộc sống của hòn đảo thiếu nước quanh năm này. Nhưng nó cũng là tai họa khôn lường nếu như sự an toàn của hồ chứa nước này không đảm bảo.
Từ đỉnh Thới Lới nhìn xuống, những cánh đồng hành, đồng tỏi của cư dân Lý Sơn hiện lên như một bức tranh nhiều màu. Đỏ là màu đất bazan lấy từ chân núi về rắc lên ruộng, chuẩn bị cho vụ tỏi mới, xanh là màu của cây hành, cây tỏi, còn trắng là lớp cát được rải lên làm “phân” cho hai loại cây đặc sản này. Lớp cát làm “phân” ấy chính là thân của những con ốc con sò đã hóa thạch từ nghìn năm. Hương vị đặc biệt của tỏi Lý Sơn được bắt nguồn từ lớp “phân” có một không hai này.
Gặp Hoàng Sa
chương trình Lý Sơn bạn sẽ biết được chưa thấy hòn đảo nào mà mật độ di tích lịch sử, văn hóa đậm đặc như ở Lý Sơn. Có lẽ từ hơn 300 năm trước, hòn đảo này đóng vai trò làm vị trí tiền tiêu của Tổ quốc nên trong lòng nó luôn mang những trọng trách mà lịch sử giao phó.
Chúng ta có thể gặp một Hoàng Sa trong không gian Lý Sơn ngay khi vừa đặt chân lên đảo. Âm Linh Tự với bia “Chiến sĩ trận vong” là nơi thờ tự những người lính đã hy sinh trong khi làm nhiệm vụ ngoài Hoàng Sa từ hàng trăm năm trước. Tại đây, cứ đến tiết Thanh Minh, dân Lý Sơn tổ chức Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa với những nghi thức đặc biệt trang nghiêm và độc đáo.
Nếu Âm Linh Tự là nơi thờ cúng, thì đình An Vĩnh là nơi xuất phát của Đội Hoàng Sa. Lý Sơn có hai ngôi đình là An Vĩnh và An Hải, ngoài việc làm nơi thờ cúng của cư dân trên đảo, hai ngôi đền này, với những kiến trúc độc đáo của nó, còn là nơi gặp gỡ của nhiều nền văn hóa qua cách chạm khắc vừa Chăm, vừa Việt, lại hao hao văn hóa Trung Hoa.
Nguồn tin: Baoquangngai.vn