==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình biển đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi khách thăm quan sẽ đến với địa danh nổi tiếng là vương quốc hành tỏi. Nhưng ít ai biết rằng, giữa muôn trùng sóng vỗ, nơi ấy còn cất giấu trong nó những giá trị lịch sử, văn hoá và cả những huyền thoại.

Hồn biển đảo Lý Sơn - Ảnh 1
Đến với chuyến trải nghiệm Lý Sơn khách thăm quan không chỉ tham quan thắn cảnh nơi đây mà còn tìm hiểu về cội nguồn, với những dấu tích lịch lịch sử một thời, tuy đến nay chiến tranh đã lùi xa nhưng những vết thương đó vẫn còn in sâu trong tâm trí của mỗi thế hệ chúng ta như: Khu chúng tích Sơn Mỹ đây là nơi vừa gìn giữ một khu vực chứng tích hiện trường, vừa là nơi trưng bày hình ảnh, hiện vật và đặt tượng đài tưởng niệm 504 nạn nhân vụ thảm sát Sơn Mỹ (the massacre at Sonmy), hay còn gọi là vụ thảm sát Mỹ Lai (the massacre at Mylai).
Hồn biển đảo Lý Sơn - Ảnh 2
Tịnh Khê - Sơn Mỹ - Mỹ Lai là một miền quê hiền hòa với dòng sông Kinh nghiêng ngã bóng dừa, bãi biển Mỹ Khê mơ màng cát trắng, núi Thiên Mã ngạo nghễ mây trời, làng Cổ Lũy đẹp như một bài thơ. Đây cũng là quê hương của Tuy Thạnh quận công Trương Đăng Quế, bậc danh thần và là nhà văn hóa xuất chúng của triều Nguyễn, Anh hùng dân tộc Trương Định, thủ lĩnh lừng danh của phong trào kháng Pháp ở Nam Bộ...

Vụ thảm sát Sơn Mỹ xảy ra ngày 16/3/1968, nhằm ngày 18/2 năm Mậu Thân, theo âm lịch. Đơn vị chủ lực gây ra sự kiện đẫm máu, làm chấn động dư luận thế giới là trung đội 1 (do Trung úy William Calley làm Trung đội trưởng), thuộc đại đội Charlie (Đại đội trưởng là Đại úy Ernest Medina), một trong 3 đại đội của Lực lượng đặc nhiệm Barker (Task Force Barker), lữ đoàn 11, sư đoàn Armerical, quân viễn chinh Mỹ.
Hồn biển đảo Lý Sơn - Ảnh 3
Vào “buổi sáng khủng khiếp” đó, sau những loạt đạn pháo dồn dập nã vào xóm làng, quân Mỹ đổ bộ bằng trực thăng xuống cánh đồng phía tây thôn Tư Cung và xóm Gò (thôn Cổ Lũy) cùng thuộc xã Tịnh Khê. Cuộc thảm sát có tính chất hủy diệt và tàn bạo đến điên cuồng bắt đầu với việc lính Mỹ truy lùng và nã đạn vào dân thường. Nhà cửa, hầm trú ẩn bị đánh sập, đốt cháy, trâu bò bị bắn giết.

Đỉnh điểm của sự dã man là việc tập trung dân làng, hầu hết là người già, phụ nữ và trẻ em, thành từng tốp rồi xả súng bắn giết. 102 người bị giết ở Tháp Canh, 107 người khác bị bắn ở một đoạn mương nước phía đông xóm Thuận Yên thôn Tư Cung.

Ngoài ra đến với đảo Lý Sơn Lữ khách còn bắt gặp những khu khảo cổ , lưu giữ hàng ngàn cổ vật, hàng trăm tài liệu liên quan đến lịch sử, văn hoá đảo Lý Sơn và chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ông là Phạm Thoại Tuyền, hậu duệ đời thứ 5 của Cai đội thuỷ quân Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật (1804-1854), người đã tổ chức khảo cứu, đo đạc, vẽ bản đồ, cắm mốc chủ quyền nước Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa vào năm 1836, dưới thời vua Minh Mạng.
Hồn biển đảo Lý Sơn - Ảnh 4
Nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu và cả khách thăm quan, khi đến thăm đảo Lý Sơn đều tìm gặp ông để nghe những câu chuyện cảm động về Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa của tiền nhân (một lễ hội độc đáo nhằm ghi nhớ công ơn người xưa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về), để tận mắt chiêm ngưỡng cổ vật và tư liệu quý mà ông đang cất giữ.

Ông là tư liệu sống, là hồn biển của đảo Lý Sơn. Theo ông, muốn bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, trước hết hãy bảo vệ, lưu giữ những giá trị văn hoá, di sản của cha ông để lại.
 

Hồn biển đảo Lý Sơn

Hồn biển đảo Lý Sơn
70 7 77 147 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==