==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Di tích lịch sử chùa Đục trên đảo Lý Sơn là một điểm thăm quan nổi tiếng ở Lý Sơn. Đây là điểm đến trong lành, thanh tịnh, bình yên và  điều đặc biệt ở ngôi chùa này là bức tượng Phật Quan Thế Âm lớn nhất đảo. Hãy cùng khám phá ngôi chùa này nhé!

Thông tin chung về chùa Đục

Từ trung tâm huyện đảo Lý Sơn, theo trục đường chính về phía tây, sau vài lần rẽ phải là đến chùa Đục. Toạ lạc giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã ngủ quên hàng ngàn năm trên đảo, chùa Đục thuộc xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

khách thăm quan khi đến với ngôi chùa có lịch sử lâu đời cùng huyện đảo quê hương đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, chùa Đục không chỉ có những kiến trúc ấn tượng và thú vị, mà hành trình đến với những thắng cảnh nổi danh xứ đảo này còn được ví như đường lên tiên cảnh với vẻ đẹp như tranh của núi, của trời, của biển đảo Lý Sơn.

Thông tin chung về chùa Đục

Chùa Đục còn được gọi là chùa không sư, theo tương truyền của người theo đạo Phật, Quán Thế Âm từng chọn ngự ở đây, trấn giữ bình yên cho dân đảo tránh được những cơn thiên tai.

Người dân địa phương kể rằng, vào khoảng đầu những năm 60 của thế kỷ 20, có một nhà sư trẻ pháp danh là Giác Tuấn từ Bình Định ra đảo Lý Sơn tìm nơi tu hành. Khi mới đến Lý Sơn, ông chọn Đá Hai (gần chùa Đục) ở ẩn. Sau đó nhà sư được một đạo hữu của mình chỉ chỗ hang Cọp (nay là chùa Đục) cho ông ở. Sở dĩ chùa Đục trước kia có tên gọi hang Cọp là vì, theo truyền thuyết, khi tiền nhân mới đến khai hoang, lập làng ở Lý Sơn, tại cái hang này có một con cọp, nó không ăn thịt thú rừng hay tấn công người dân mà chỉ bắt cá ở biển khi thuỷ triều xuống, cho nên người dân gọi đó là cọp tu. Một lần cọp xuống biển bắt cá thì bị một con bạch tuộc lớn bám vào, cọp cố vùng vẫy nhưng không thoát ra được, và khi thuỷ triều lên thì cọp chết. Từ đó hang bỏ trống. Khi mới đến ở, sư Giác Tuấn thấy trên hang có một dây bồ đề rất to bám chặt vào vách đá, thân dây uốn lượn như hình một con rồng. Sư cho rằng nơi đây có duyên để lập chùa nên đã đục rộng ra và đắp tượng Phật để thờ và tụng niệm. Và chùa Đục có tên từ đó.

Cách di chuyển đến chùa Đục

Từ Cổng Tò Vò bạn đi tầm 200m là đến ngay Chùa Đục. Chùa nằm giữa lưng chừng sườn núi Giếng Tiền, ngọn núi lửa đã không còn hoạt động, khách thăm quan sẽ vượt qua hơn 100 bậc thang men theo sườn núi để đến chùa Đục, với tên chữ Hán là Đỉnh Liên Tự.

Đặc điểm chùa Đục

Chùa Đục có tên chữ là Đỉnh Liêm Tự. Quần thể thắng cảnh tâm linh này bao gồm cổng chùa, Quan Âm Đài, 139 bậc thang, và chùa Đục toạ trong hang trên sườn núi Giếng Tiền. Bước qua cổng chùa, trên hai trụ biểu trước cổng có ghi câu đối:

“Bích Chi dạo gió tìm sơn động

Đỉnh Tự dừng chân chuyển pháp luân”.

Đặc điểm chùa Đục - Ảnh 1

Qua cổng vài chục mét, bước lên vài bậc thang nhỏ là đến Quan Âm Đài. Đây là nơi dựng tượng Phật Quan Âm lớn nhất đảo. Quan Âm Đài cùng tường thành, cổng ngõ và con đường lát đá bằng phẳng lên chùa Đục được xây dựng vào năm 2008 và khánh thành vào năm 2010, từ sự cúng dường của các Phật tử trong và ngoài nước, cùng sự đóng góp công sức của cư dân trên đảo.

Tượng Phật Quan Thế Âm một tay bắt ấn, một tay cầm bình nước cam lồ nhìn ra biển cả mênh mông, có ý nghĩa dõi theo và chở che cho những ngư dân ngày đêm trên biển, bảo vệ cuộc sống của họ khỏi những cơn bão tố.

Đặc điểm chùa Đục - Ảnh 2

Tượng Phật Quan Thế Âm cao 25m, tính từ chân tượng đến đỉnh đầu tượng, toạ trên toà sen trắng, dưới chân tượng là án thờ. Xung quanh án thờ có hình 4 con rồng đang giỡn nước. Tượng được bao bọc bởi một khuôn viên hình ngũ giác, xung quanh khuôn viên là lan can màu trắng, nền lát gạch rất khang trang, sạch sẽ.

Đặc điểm chùa Đục - Ảnh 3

Từ Quan Âm Đài đi lên 139 bậc thang là đến chùa Đục. Chùa Đục bao gồm 3 động đá lớn nhỏ khác nhau. Động thứ nhất có dung tích chừng 65m3, chính giữa và hai bên là bàn thờ Phật. Ở chính giữa thờ Phật Tổ Như Lai, phía bên trái thờ Địa Tạng Bồ tát, bên phải thờ trụ trì đầu tiên của chùa. Ngoài ra còn có tượng Phật tổ Như Lai nằm.

Chùa Đục có 3 động đá. Động lớn và cao nhất ở chính giữa là chánh điện thờ Phật tổ Như Lai, Địa Tạng Bồ Tát, vị tổ khai sơn. Động nhỏ hơn thờ Tam thế Phật ở phía Đông. Và động nhỏ nhất Viên Giác là nơi các nhà sư tọa thiền ở phía Tây.

Đặc điểm chùa Đục - Ảnh 4

Cảnh quan của chùa Đục

Lý Sơn có hai ngôi chùa nổi tiếng là chùa Hang và chùa Đục. Cả hai ngôi chùa này đều có điểm chung là tựa lưng vào núi và quay mặt ra hướng biển. Nếu như chùa Hang nằm dưới chân núi Thới Lới, thì chùa Đục nằm gần kề miệng núi Giếng Tiền. Đây là một ngọn núi nằm ở phía tây của đảo, có miệng núi lửa đã tắt, xây cửa về hướng bắc. Bên trong miệng núi lửa hình thành như một cao nguyên hình lòng chảo, rộng chừng 20ha. Từ sân trước chùa, hướng mắt nhìn ra hướng biển cả cảnh đẹp mộng mơ như bức tranh, xa xa là hòn Đảo Bé đang nằm dịu dàng trên những con sóng. Khi lên đến đỉnh núi Liêm Tự sẽ thấy miệng núi lửa như một cánh đồng cỏ xanh hình lòng chảo. Đỉnh núi là nơi lý tưởng để ngắm nhìn toàn bộ khung cảnh biển đảo Lý Sơn từ trên cao.

Cảnh quan của chùa Đục

Đến chùa Đục không những thấy bình an, mà còn được ngắm cảnh đẹp, hít thở không khí trong lành. Đi lên thêm vài bước chân là đến miệng núi Giếng Tiền, nơi cảnh vật thiên nhiên hiện ra kỳ vĩ. Xa xa là biển và những vách núi sừng sững. Núi cao, biển biếc hoà cùng sắc xanh bạt ngàn của rừng thẳm.

 

Chùa Đục (Quan Âm Đài) - một trong 10 địa điểm nhất định phải ghé thăm khi đến Lý Sơn

Chùa Đục (Quan Âm Đài) -  một trong 10 địa điểm nhất định phải ghé thăm khi đến Lý Sơn
22 2 24 46 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==