Nếu có dịp đến hành trình đảo Lý Sơn bạn không thể bỏ những điểm đến đầy hấp dẫn như: Vườn Đồn Sa Kỳ, đây không chỉ là điểm đến tuyệt đẹp mà còn là nơi gắn liền với những câu chuyện lịch sử, nơi đây vẫn mãi lưu truyền câu chuyện gắn di tích Vườn Đồn như để nhắc nhớ về lịch sử cha ông ngày trước đi Hoàng Sa để trấn an, giữ gìn bờ cõi.
Nếu có dịp đến hành trình đảo Lý Sơn bạn không thể bỏ những điểm đến đầy hấp dẫn như: Vườn Đồn Sa Kỳ, đây không chỉ là điểm đến tuyệt đẹp mà còn là nơi gắn liền với những câu chuyện lịch sử, nơi đây vẫn mãi lưu truyền câu chuyện gắn di tích Vườn Đồn như để nhắc nhớ về lịch sử cha ông ngày trước đi Hoàng Sa để trấn an, giữ gìn bờ cõi.
Theo những bậc cao niên ở thôn An Kỳ, xã Tịnh Kỳ- Quảng Ngãi kể: "Ông cha đi trước luôn dặn dò con cháu đời sau phải biết giữ gìn bờ cõi, nhất là vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa. Di tích Vườn Đồn luôn nhắc nhớ điều này".
Ngày trước nghe ông bà kể lại, thời chúa Nguyễn, phụng mệnh vua, thanh niên trong làng ra Hoàng Sa. "Chủ yếu là những thanh niên trai tráng, khỏe mạnh ở hai xã Tịnh Kỳ và Bình Châu. Mỗi người khi đi mang theo một tấm chiếu manh, bảy nẹp tre, bảy sợi mây, một thẻ bài thẳng tiến ra Hoàng Sa. Trước khi đi, tổ chức làm lễ ở miếu Hoàng Sa. Sau khi hoàn thành xong nghi lễ thì cùng nghỉ ngơi, trò chuyện ở Vườn Đồn rồi mới xuất phát".
Trong ký ức của những ngư dân thôn Định Tân, xã Bình Châu (Bình Sơn) cũng vậy, họ vẫn nhớ về lời dặn dò của ông cha để lại. Vậy nên, di tích Vườn Đồn với họ tuy xa mà gần. Bởi, trong tiềm thức mỗi người đều có sự khắc ghi công ơn của thế hệ đi trước.
Từ bao đời nay, người dân hai xã Tịnh Kỳ và Bình Châu sống dựa vào nghề biển. Bên cạnh di tích Vườn Đồn là Trạm Biên phòng Sa Kỳ, nơi có rất nhiều tàu thuyền trong, ngoài tỉnh neo đậu, xuất phát ra biển lớn. Hiện đoàn tàu của xã Tịnh Kỳ vẫn nối gót ông cha đi đánh bắt ở ngư trường Hoàng Sa. Sau mỗi chuyến chuẩn bị ra khơi, các ngư dân vẫn quây quần, trò chuyện ở nơi đậu tàu thuyền, phía trước di tích Vườn Đồn.
Trải qua bao thằng trầm của lịch sử, di tích Vườn Đồn nay không còn nữa, chỉ còn trong ký ức của người dân, với những câu chuyện kể gắn liền với lịch sử bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc. Những năm trước, nơi đây còn sót lại vài vết đá vôi, nhưng đến hiện tại do đất đai ở vùng này ngày càng thu hẹp, di tích Vườn Đồn vì thế cũng mất sạch dấu tích.
Do chiến tranh, thiên tai nên Vườn Đồn dần mất dấu. Người dân nơi đây chỉ còn truyền tai nhau về di tích này. Phía trước di tích Vườn Đồn là cảng biển Sa Kỳ, ai cũng biết rằng nơi đây xuất phát đến Hoàng Sa gần nhất. Trong lòng các ngư dân vẫn luôn tin tưởng có một “Vườn Đồn" đợi họ cùng nhau đón lộc biển và hàn huyên sau mỗi phiên biển.
Dù Vườn Đồn xưa không còn, nhưng trong lòng mỗi ngư dân đều có "Vườn Đồn" của riêng mình. Ở thôn Định Tân có khoảng 50 tàu đi Hoàng Sa trong tổng số hơn 400 chiếc trong toàn xã. Tùy vào mùa vụ, con nước, những con tàu của ngư dân ở Định Tân khai thác các loại thủy, hải sản khác nhau. Các thế hệ người dân quê tôi nối nghiệp vươn khơi bám biển. Nhờ biển mà nhiều gia đình nơi đây có cuộc sống ổn định, đời sống của người được khắm khá hơn nhiều.