==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Lý Sơn khách thăm quan sẽ có những trải nghiệm cùng ngư dân miền biển đảo tìm hiểu về cội nguồn đất đảo, với những phong cảnh thiên nhiên nơi đây như hòa quyện vào nhau tạo nên một bức tranh thơ mộng, không những thế khi đến đây Lữ khách còn được nghe nhưng câu chuyên xưa hay những câu hát chèo bả trạo là hơi thở, là lẽ sống của đời.

Người giữ hồn chèo bả trạo trên đảo Lý Sơn - Ảnh 1
Đến với Lý Sơn khách thăm quan đi về hướng xứ biển Đức Lợi (Mộ Đức) Lữ khách sẽ bất ngờ khi nghe giọng hát khàn khàn, đục đục, lúc hò ngân lên, hạ xuống nhưng đầy dứt khoát, âm vang. Đó là giọng hát của cụ ông Phạm Ngọc Hải ở thôn Vinh Phú, một trong số ít người còn lưu giữ nghệ thuật hát bả trạo nơi đây.

Hát bả trạo hay còn gọi là hát đưa linh, là hình thức diễn xướng dân gian mang đậm tín ngưỡng tâm linh của vùng ven biển. Ông Hải năm nay đã 80 tuổi, là người phụ trách hát chính trong Ban hát bả trạo tại Miếu bà Kỳ Tân (một trong những cơ sở thờ tự lâu đời ở Đức Lợi). Ông Hải từng có thâm niên trong nghề đi biển. Tuổi cao, sức yếu, nên ông Hải nghỉ đi biển từ nhiều năm nay. Dù không còn làm nghề, nhưng trong tâm thức của ông vẫn còn gìn giữ và tôn trọng những giá trị tâm linh của nghề biển.

Nhiều khách thăm quan đến thăm, ông Hải xướng lên một đoạn bả trạo diễn tả về khung cảnh vùng quê vùng biển đảo “Ngó lên phong cảnh miếu Bà rực ánh hào quang/ Danh lam giục bước khách du nhàn/ Đá chen vách núi, chen hoa lá/ Gió đội lòng xuân, đội gió ngàn/ Sóng biển dạt dào reo mặt hải/ Chim rừng ríu rít rộn lòng ham/ Sơn thủy hữu tình muôn màu sắc/ Rồng chầu phụng múa ánh hào quang”.
Người giữ hồn chèo bả trạo trên đảo Lý Sơn - Ảnh 2
Dù giọng khàn đục vì cảm lạnh và tuổi già, nhưng khi đắm mình vào điệu bả trạo, ông Hải cứ say sưa hết đoạn này đến đoạn khác. “Lớn tuổi rồi, lĩnh xướng không còn khỏe như trước kia, chứ hồi trẻ tôi hát hay lắm! Bây giờ già rồi, làm gì có thể quên chứ những điệu hát bả trạo, tôi rất nhớ. Lỡ có quên thì tôi cũng ứng biến “điền” chữ vô liền”, ông Hải cười hóm hỉnh.

Điều thú vị đó là bà Lê Thị Lời, vợ của ông Hải, năm nay đã 76 tuổi, cũng là một người có “tâm hồn” ca hát.  Lúc còn trẻ, ông Hải từng tham gia gánh hát Ý Hiệp Ban, dạy hát cho đoàn Long Lân Quy Phụng ở Đức Lợi. Hai ông bà kết duyên cũng chính nhờ thông qua những điệu hát bả trạo. Ông bà kể lại, nhiều năm về trước, vào dịp đầu năm, người thân trong dòng họ hay tập trung lại thi hát hố, hát bài chòi, hát bả trạo. Trải qua thời gian, mọi người cũng phai dần thói quen này. Giờ đây, chỉ còn hai ông bà lâu lâu nhớ về những điệu hát cũ, người ngồi gõ phách, đệm nhịp cho người kia hát...

Bài bả trạo cả trăm dòng, gồm nhiều đoạn về những nội dung khác nhau từ cảnh ngư dân ra khơi gặp hoạn nạn được các vị thần biển phù hộ đưa vào bờ, ngư dân tạ ơn đưa rước, cúng bái các vị thần linh. Có đoạn diễn tả về khung cảnh đầu năm, người người du xuân mong ước thần biển phù hộ trời yên biển lặng, ngư dân ra khơi được mùa...

Tại Đức Lợi, hát bả trạo chỉ diễn ra vào hai dịp trong năm đó là mùng 4 Tết ra quân đầu năm và lễ hội Kỳ Yên tổ chức tại Miếu bà Kỳ Tân nhằm ngày 20.9 âm lịch. Để thực hiện hình thức diễn xướng mang đậm tín ngưỡng tâm linh của người dân vùng biển. Ban hát gồm 22 người mặc trang phục chỉnh tề trong đó có người lĩnh xướng còn gọi là hát chính. Những người còn lại vừa mô phỏng chèo thuyền trên cạn và hò theo. Dụng cụ đệm nhạc gồm hai thanh phách làm từ chất liệu gỗ cứng, chắc để tạo tiếng vang, trong.

Chèo bả trạo mang yếu tố tâm linh nên không thể thiếu trong các lễ hội cầu ngư, cúng dinh cá Ông của ngư dân địa phương những làn điệu chèo bả trạo đã chuyền cho thế hệ trẻ để phát huy giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc này.
 

Người giữ hồn chèo bả trạo trên đảo Lý Sơn

Người giữ hồn chèo bả trạo trên đảo Lý Sơn
62 6 68 130 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==