==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Tiềm năng phát triển biển đảo, Lý Sơn bị mất đi 3 thứ cốt lõi. Thứ nhất là mất đi toàn bộ rạn san hô gần bờ do người dân lấy cát trồng hành, tỏi. Thứ hai là mất rừng, Lý Sơn chỉ còn khoảng 20% diện tích rừng, trong khi 100 năm trước là hơn 70%. Thứ ba là những đặc sản danh tiếng của đảo Lý Sơn đã không còn nhiều hoặc còn nhưng phẩm chất không còn được như trước. Đó chỉ là ba trong rất nhiều vấn đề mà Lý Sơn đang phải đối mặt sau khi có điện lưới và huyện đảo phát triển chóng mặt.

Tiềm năng phá triển biển đảo, Lý Sơn bị mất đi 3 thứ cốt lõi. Thứ nhất là mất đi toàn bộ rạn san hô gần bờ do người dân lấy cát trồng hành, tỏi. Thứ hai là mất rừng, Lý Sơn chỉ còn khoảng 20% diện tích rừng, trong khi 100 năm trước là hơn 70%. Thứ ba là những đặc sản danh tiếng của đảo Lý Sơn đã không còn nhiều hoặc còn nhưng phẩm chất không còn được như trước. Đó chỉ là ba trong rất nhiều vấn đề mà Lý Sơn đang phải đối mặt sau khi có điện lưới và huyện đảo phát triển chóng mặt.
Đảo Lý Sơn sau khi có điện lưới - Ảnh 1
Trong những ngày chương trình đảo Lý Sơn lưu lại trên đảo, bạn sẽ bắt gặp một số khách thăm quan cả trong và ngoài nước. Đa phần họ đều nói rằng Lý Sơn đẹp. Hiện Lý Sơn đã lên kế hoạch thực hiện thí điểm không dùng túi nilon tại đảo Bé, tức là xã An Bình. Trên cơ sở đó, sẽ nhân rộng ra toàn đảo.
Đảo Lý Sơn sau khi có điện lưới - Ảnh 2
Người Lý Sơn hút cát san hô ở cách bờ chừng vài cây số để trồng tỏi. Cứ một lớp đất núi lửa, một lớp cát được trải xuống rồi mới trồng hành, trồng tỏi Lý Sơn. Sau ba vụ hành tỏi, tức là 1 năm lại phải thay lớp cát mới và biển lại tiếp tục bị rút ruột. Hệ thống nước ngầm trên đảo bị nhiễm mặn nặng vì cả trăm năm nay, người dân Lý Sơn cứ cào cát gần bờ lên như vậy. Nước đã bị nhiễm mặn, còn bị cạn kiệt do khai thác một cách quá mức. Bản thân huyện đảo này không có sông, suối nên nước chỉ phụ thuộc vào hệ thống mạch ngầm. Nhưng vì người dân khoan giếng quá nhiều để trồng hành, tỏi nên nguồn nước ngầm không tái tạo kịp.

Lý Sơn từ ngay sau khi có điện lưới diễn ra cảnh người người khoan giếng, nhà nhà khoan giếng. Có những gia đình diện tích đất chưa đến 500m2 nhưng có đến 10 cái giếng khoan trên đó. Thời điểm đó, không có một biện pháp hay quy hoạch nào cả. Và cứ đến mùa hạn, là cả hòn đảo này trở nên khô cháy. Vì vậy, nói Lý Sơn đang dần biến thành một hòn đảo khô khan và xám xịt vì thiếu cây xanh cũng chẳng sai.
Đảo Lý Sơn sau khi có điện lưới - Ảnh 3
Bây giờ, khi bước xuống cầu cảng đảo Lớn từ tàu cao tốc, Lữ khách sẽ thấy một đời sống nhộn nhịp không kém bất cứ một huyện lỵ nào trên đất liền. Nhà cửa san sát, tiếng người ồn ào hòa lẫn tiếng còi xe inh ỏi.

Lý Sơn là một vùng đất nhiều nội lực, nhưng được đánh thức muộn. Cũng có thể vì lý do đó, khi điện lưới quốc gia về Lý Sơn, đó là điều kiện cần để vùng đất này bung tỏa hết nội lực đã tích lũy được để phát triển. Và đang phát triển một cách quá nóng và thiếu định hướng, kiểm soát. Tất nhiên, điện không có lỗi. Điện lưới quốc gia là động lực để phát triển, còn việc phát triển quá nóng và để lại nhiều hệ lụy thì là do con người.
 

Đảo Lý Sơn sau khi có điện lưới

Đảo Lý Sơn sau khi có điện lưới
46 5 51 97 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==