==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Nếu có dịp đến với chuyến hành trình đảo Lý Sơn khi đi ngang qua ruộng tỏi đã thu hoạch, bạn vẫn thấy những cây tỏi đứng chỏng chơ xanh mướt. Đây là những cây tỏi đực. Người dân nơi đây thường gọi cây đực để chỉ những cây không đơm hoa kết trái. Tò mò nhổ thử vài cây, rảy sạch đất cát. Thì ra tỏi đực có củ nhỏ xíu xìu xiu chứ không có múi có tép như các cây tỏi bình thường. Củ tỏi đực thẳng đuột như củ kiệu, bộ rễ thì dài thon và trắng phau. Không nuôi củ nên thân và lá tỏi đực mới to khỏe và xanh mãi trên ruộng cát nóng bỏng như thế.

 

Nếu có dịp đến với chuyến trải nghiệm đảo Lý Sơn khi đi ngang qua ruộng tỏi đã thu hoạch, bạn vẫn thấy những cây tỏi đứng chỏng chơ xanh mướt. Đây là những cây tỏi đực. Người dân nơi đây thường gọi cây đực để chỉ những cây không đơm hoa kết trái. Tò mò nhổ thử vài cây, rảy sạch đất cát. Thì ra tỏi đực có củ nhỏ xíu xìu xiu chứ không có múi có tép như các cây tỏi bình thường. Củ tỏi đực thẳng đuột như củ kiệu, bộ rễ thì dài thon và trắng phau. Không nuôi củ nên thân và lá tỏi đực mới to khỏe và xanh mãi trên ruộng cát nóng bỏng như thế.

toi-mot-nhanh-dulichdao-ly-son

Người dân Lý Sơn không nhổ hết tỏi đực một lần mà chừa chúng lại trên ruộng cát, nhổ ít một về làm gỏi. Nhổ tỏi về cắt bỏ rễ và phần lá ngọn. Dùng dao cắt thân thành từng đoạn vừa rồi chẻ ra làm hai làm ba. Cho tỏi vào thau nước lạnh ngâm khoảng 10 phút cho sạch mủ, ngâm xong bắc lên bếp luộc vừa chín tới, vớt ra rổ để nguội và ráo nước. Luộc để khử đi mùi nồng của tỏi. Nhưng nếu luộc chín quá, tỏi sẽ bị bủn, không làm gỏi được.

Trong khi ngâm và luộc tỏi, rang đậu phộng, giã nhỏ, chuẩn bị rau thơm rửa sạch. Cho tỏi cùng với đậu phộng, rau thơm vào trộn đều. Cho thêm một ít bột ngọt, đường để gỏi tỏi ngon hơn. Xong xuôi bày ra đĩa. Ăn gỏi tỏi với bánh tráng nướng mới đúng kiểu. Bánh tráng phải là bánh tráng dày. Bẻ từng miếng bánh tráng xúc gỏi tỏi chấm nước mắm cay. Vị béo của bánh tráng quyện cùng vị thơm nồng nồng của tỏi không gì ngon bằng.

Những người đi biển đánh cá về thường nhậu đế (rượu) với gỏi tỏi để giải mỏi. Dang nắng dầm mưa về, người dân Lý Sơn cũng ăn gỏi tỏi cho khỏe người. Gỏi tỏi là món dân dã ngon bổ rẻ, nhưng cũng là đặc sản của vùng tỏi này. Vì thế nếu chương trình Lý Sơn không trúng mùa tỏi, chỉ khách quý mới được thưởng thức món đặc sản gỏi tỏi. Mà ai đã thưởng thức rồi, khi về sẽ luôn nhắc món gỏi tỏi đảo Lý Sơn.

Khoai Tây nướng với tỏi Lý Sơn

Lấy tỏi đông lạnh trong ngăn đá, rã đông rồi đập hơi dập. Công thức và demo khoai tây nướng pho mát có thể tìm được ở đây. Với 1kg khoai, có thể làm được 3 nồi nhỏ như thế này, dùng hết 2 nồi kèm với bữa tối và 1 để dành cho bữa sáng ngày hôm sau.


khoaitaaynuongtoi-daolyson


Từng củ tỏi bóc ra trắng, trong như viên ngọc và thơm thì thật là thơm. Mỗi lần được gửi sang là phải bóc ngay và cất đi, chỉ để một phần nhỏ ở ngoài dùng trước kẻo tỏi nảy mầm thành cây hết. Tỏi tươi đông lạnh khi phi lên vẫn còn giữ nguyên mùi vị. Nhớ mãi vùng đất Lý Sơn.

*Nguyên liệu:

– 6 củ khoai tây ( khoảng 400 gram )

-100ml kem tươi (Сливки 33%)

– 30g bơ

– 1 củ tỏi, bóc vỏ bằm nhuyễn

– gia vị, tiêu

– 150g pho mát thái lát hoặc bào nhỏ

– Thịt hun khói thái hạt lựu

*Cách làm:

– Khoai tây gọt vỏ, rửa sạch, bào mỏng.

– Bắc chảo lên bếp cho bơ vào đun chảy và cho tỏi bằm vào xào sơ. Cho khoai vào đảo nhẹ tay.

– Nêm gia vị, kem tươi ( trong nhà hết sữa tươi nên hôm nay mình chỉ dùng mỗi kem tươi )

– Xào trên bếp để lửa vừa đến lúc khoai mềm và hỗn hợp kem tươi + khoai tây sánh sánh là được.

– Trút 1/2 lượng khoai vào nồi

– Xếp thịt hun khói lên trên

– Trút 1/2 lượng khoai còn lại lên trên, rắc tỏi
– Xếp đều phomat lên bề mặt

Nướng ở nhiệt độ 180 độ đến khi bánh có độ vàng vừa ý.

Món bánh cuốn hành phi

banhcuonphihanh-daolyson


Một đĩa bánh cuốn hành phi nhìn cũng như bánh cuốn thường, chỉ có điều, bên dưới lớp vỏ bánh mỏng, mềm mượt là màu vàng óng của hành khô mới phi. Cắn một miếng, thấy cái dai dai, dẻo thơm của vỏ bánh quyện với vị giòn tan, thơm phức của hành phi tạo nên một hương vị vừa lạ miệng lại vừa thân quen. Thêm một chút nước mắm chấm cay cay, mặn mặn cho tròn vị, khi đi khám phá Lý Sơn chắc chắn các bạn cũng sẽ mê mẩn món bánh cuốn “lạ mà quen” này thôi.

Bánh ít lá gai

“Muốn ăn bánh ít lá gai,

Có chồng ngoài đảo cho dài đường đi”


Bánh gai có ở nhiều nơi như Hải Dương, Nam Bộ. Nhưng bánh lá gai của Lý Sơn ở Quảng Ngãi thì phải nói là khá đặc biệt.

Lá gai đã được hái về từ trước, tước bỏ gân lá, phơi khô. Tiếp đó là đem đun cho nhừ, vắt khô, thái mịn rồi đem giã trong cối đá cho nhừ. Khi giã có cho thêm gừng nướng để thêm hương thơm.

Đường phên (một loại đường thẻ, miếng to chừng bàn tay) đun cho sôi chảy rồi đổ vào cối đá lá gai đã nhừ. Người ta nhào mật này với bột cho đều rồi đem giã cho thật nhuyễn.

Giã xong có màu xanh đen, mịn màng, dẻo quánh. Mùi nếp, mùi mật, mùi lá gai quyện vào nhau thơm nức.

Bánh gai gói bằng lá chuối, hình dẹt. Nhân bánh gai được làm bằng lạc rang giã nhỏ hoặc đỗ xanh trộn đường. Bánh hấp trong chõ như đồ xôi. Từ lúc nước sôi cho đến khi bánh chín, chừng tàn.

Khi ăn, không thể lột bỏ lá bánh một cách vội vàng được. Phải thong thả tước lá thành từng sợi để bánh khỏi dính theo lá. Chiếc bánh bóc ra đen nhánh, mịn màng như một lát thạch. Bánh có vị ngọt sắc của đường, vị dẻo thơm của nếp và lá gai, vị bùi của nhân đậu. Ăn không ngấy.

Bánh gai có thể để nhiều ngày mà không sợ mốc. Nếu để lâu, bánh khô, người ta có thể đem nướng trên than hồng, bánh nở phồng, ăn vẫn ngon. Hoặc có thể đem rán lại cho bánh mềm, ăn có vị ngon riêng.

Trước kia, người dân Lý Sơn thường chỉ làm bánh gai vào dịp rằm tháng bảy,để cúng tổ tiên, ông bà. Bây giờ bánh trở thành một món quà dân dã, thường có bán trong những ngày chợ phiên, những quán nước. Khách Thăm quan Đến Lý Sơn từ nơi xa đến bao giờ cũng mua lấy mươi cặp bánh gai đem về làm quà cho người thân, như để giới thiệu một chút văn hóa của một vùng đất nơi hải đảo xa xôi.

Hàu son xào

hành trình đảo Lý Sơn chẳng những có nhiều hải sâm quý, mà còn lắm món ăn bình dân như món hàu son xào đu đủ với hương vị độc đáo, đã đem đến cho người thưởng thức những ký ức còn mãi với tháng năm.

Những ngày con nước ròng mạnh, xung quanh đảo gành đá lô nhô. Lúc ấy phụ nữ và các em bé lớn chừng 10 tuổi có thể mang rổ và liềm (dụng cụ bằng câu liêm bẻ cong ở mũi) ra gành bới hàu son (còn gọi là vẹm).

Vẹm thuộc loài nhuyễn thể, có ở khắp gành. Chúng sống trong lớp cát san hô có rong biển. Vẹm hình bầu dục, lớn hơn ngón tay cái một chút. Bắt vẹm đem về dùng dao nhỏ, mũi nhọn tách vẹm làm 2 nửa, nạy lấy ruột. Ruột vẹm lớn gần bằng đầu ngón tay út, có màu gạch rất tươi. Cái ngon của vẹm là phải lấy ruột vẹm sống. Còn nếu phải luộc cho 2 nửa vỏ tách ra để lấy ruột như thế, sẽ mất đi vị ngọt và chẳng còn ngon nữa.

Đem chao nhẹ ruột vẹm một lần vào nước sạch và để ráo. Đu đủ chín hường nạo thành sợi. Phi hành tỏi vào chảo dầu và xào đu đủ vừa chín. Bỏ vẹm vào đảo cho đều; nêm gia vị: Mắm, muối, đường, bột ngọt… rồi bày ra đĩa. Rắc ít tiêu bột và đậu phộng rang giã nhỏ vừa, cho thêm ít hành xắt mỏng và cuối cùng là rau thơm như ngò, húng, quế… Và như thế ta đã có đĩa xào hàu son.

Màu đỏ son tươi tắn của vẹm chen lẫn màu vàng mơ của đu đủ; thêm vào màu trắng hồng của hành hoà cùng sắc xanh của các loại rau thơm khiến người ta chưa ăn nước miếng đã tứa ở chân răng.

Ăn như thế đã là ngon, nhưng phải xúc hàu son xào với bánh tráng (bánh đa) dày nướng chín, thì mới ngon tuyệt hảo. Thôi thì đủ vị: Ngọt, mặn, béo, bùi, cay cay, dòn dòn vừa ngon, vừa thơm. Cái thơm của hàu son xông lên tận mũi sao mà tuyệt diệu!

Hàu son xào – món ăn ngon đã đi vào câu ca của người dân xứ đảo. Ngày kỵ giỗ, nhà nào cũng làm món hàu son để cúng ông bà.

Có dịp, bạn hãy trải nghiệm Lý Sơn vào những ngày nước ròng mạnh, để được ăn và được nhớ miếng ngon hàu son!

Ốc Vú Nàng Lý Sơn

chương trình Lý sơn không thể bỏ qua món ốc Vú nàng được mệnh danh là “thần dược tình yêu”, “viagra của biển cả”.

Vú nàng có dạng hình trụ hơi kéo dài, kích thước lớn, đường kinh 40 – 60 mm, dài 300 – 400 mm. Dọc theo lưng và hai bên hông có nổi lên những u thịt lồi trông như những hàng vú, từ 3 – 5 núm. Mắt bụng mang rất nhiều chân nhỏ không xếp thành băng dọc. Khi còn sống, màu sắc ở lưng xám hơi nâu đến đen, mặt bụng có màu sáng hơn. Miệng ở trước hướng về phía bụng, hậu môn sau cùng mang 5 gai caxi nhỏ được bao bọc xung quanh bởi một chùm gai thịt. Sau khi được đánh bắt lên, vú được ngư dân mổ bụng, lấy ruột bỏ rồi đem ướp muối.

Trọng lượng của vú nàng từ 800gr – 3kg/con. Ngư dân đảo Lý Sơn cho biết, từ trước đến nay, con vú to nhất mà họ bắt được vào năm 2007, nặng gần 3kg. Mùa khai thác hàng năm thường bắt đầu từ tháng Giêng và kéo dài đến tháng 10 âm lịch. Thức ăn của vú là chất đáy trên đường chúng đi qua kể cả động vật và thực vật. Con đực và con cái riêng biệt. Sinh sản vào mùa nóng, nghỉ sinh dục vào mùa lạnh. Chúng sống ở vùng dưới triều, thường gặp ở độ sâu 4 – 7 m trên đáy cát hoặc những san hô đã chết, ở hòn Đôi, hòn Tre, Côn Đảo, Trường Sa.

“Viagra” của biển

Nói về công dụng của vú nàng, nhiều ngư dân khẳng định: Nếu trên rừng có nhân sâm thì dưới biển có hải sâm, đặc biệt là con vú. Hiếm có phương thuốc, loại thức ăn nào bổ dưỡng và có thể hồi phục sức khoẻ nhanh bằng vú nàng. Đi làm về mệt chỉ cần ăn được một bát cháo vú nàng thì chỉ ít phút sau sẽ thấy người khoẻ lại. Còn rượu ngâm vú nàng ngoài chuyện bổ, tằng cường sinh lý; còn được xem là một phương thuốc giã rượu vô cùng hữu hiệu của những “bợm” nhậu.

Ngoài ra, cũng có một câu chuyện nghe hài hước nhưng thật 100% là sau mỗi chuyến đi biển của chồng, nếu bắt được vú nàng thể nào các bà vợ cũng để lại một hai con, dù biết loại hải sản này rất được giá. Họ thường nấu cháo hoặc chế biến thành món cho chồng ăn. Một số bà vợ tuy ghét cay ghét đắng, thậm chí cấm chồng đi nhậu, nhưng nếu biết “mồi” mà đức ông chồng đang “nhậu” là vú nàng thì họ sẽ im lặng.

Có lẽ vì vậy, không biết từ bao giờ, vú nàng được mệnh danh là “thần dược tình yêu”, “viagra của biển cả”…

Cũng mang tên vú nàng, nhưng là loài ốc – ốc vú nàng đã khiến nhiều người tò mò, tìm hiểu, muốn khám phá để rồi ngạc nhiên khi gặp gỡ và mê mẩn lúc thưởng thức…
Ốc vú nàng có hình dáng giống đôi gò bồng đảo của các cô gái dậy thì căng tròn đầy sức sống. Ốc lớn bằng kích cỡ “vú nàng thật”, được bao bọc bên ngoài lớp vỏ bằng xà cừ cứng chắc. Nếu dùng cát xát vào vỏ thì toàn thân ốc ửng lên một mầu hồng tuyệt đẹp và gợi cảm.

Loài ốc này có nhiều ở vùng biền miền Trung, đặc biệt ở Côn Đảo và vịnh Vĩnh Hy (Ninh Thuận). Ở Côn Đảo, người ta thưởng thức vú nàng bằng cách cầm con dao nhỏ ra bờ biển, ngồi trên gộp đá mà cạy. Được con nào thì lật ngửa, vắt chút chanh rồi dùng lưỡi dao tách thịt cho vào miệng với chút muối tiêu. Vú nàng giòn, ngọt độc đáo; đặc biệt những con ngậm sữa sẽ cho vị béo không sao diễn tả…

Món ăn từ Ốc Tượng Lý Sơn

Ốc tượng thuộc loại ốc to nhất trong các loài ốc ở biển. Dọc theo bờ hải đảo có rất nhiều ốc tượng sanh sống. Chúng bám vào các bãi đá ngầm ở tầng sâu nhất cho nên việc bắt chúng không dễ dàng, hơn nữa, mỗi khi thấy bóng dáng người đến gần thì chúng càng bám chặt vào đá rất khó gỡ ra.

Loại ốc tượng to và ngon nhất là loại lớn cỡ bàn tay xòe, nặng khoảng nữa ký. Ốc tượng bắt về còn tươi, nếu còn sống thì “rộng” vào hồ nước mặn để dự trữ khi cần ăn. Nếu làm món để ăn liền thì đem ốc rửa sạch bằng nước muối hay nước biển sau đó mới cho nguyên cả con vào nồi nước sôi để luộc. Khi ốc vừa chín, vớt ra đem cạy lấy thịt. Thịt ốc trắng và trong như thịt mực hấp, vừa thơm lại giòn giòn như gân sụn.

Ốc thường chế biến theo hai cách: nấu cháo ốc và làm món trộn, hay còn gọi là gỏi ốc.

Nấu cháo ốc cũng đơn giản như nấu cháo gà, cháo vịt vậy! Bỏ gạo vào xoong rồi bắc lên lò than hồng. Khi gạo đã hơi nhuyễn thì bỏ thịt ốc vào. Có người thì xắt thịt ốc ra từng miếng cho vừa ăn rồi mới bỏ vào cháo, có người thì thích để nguyên cả con như nấu cháo gà, cháo vịt, sau đó vớt nguyên con ốc ra ngoài rồi mới xắt nhỏ theo ý của mỗi người. Ăn cách nào cũng ngon cả! Ngoài ra, tô cháo ốc còn phải thêm gia vị cho đậm đà, hấp dẫn như: hành, tiêu, ớt, ngò, nhất là nước mắm nêm phải cho thật ngon.

Món ốc trộn thì làm công phu hơn món cháo. Thịt ốc luộc vừa chín đem cạy ra khỏi lớp vỏ bọc ngoài, xắt thành từng miếng thật mỏng, sau đó đem trộn chung với đậu phụng rang giã dập, các thứ gia vị như tỏi, ớt, chanh, tiêu, bột ngọt, nước mắm cá cơm (loại đặc sản tại địa phương) và đĩa ra thơm, rau sống đủ loại cộng thêm chồng bánh tráng nướng giòn. Thế là đã có được một bữa ngon tuyệt vời, khó quên.

Ốc tượng không phải dễ tìm, nói là ốc biển nhưng không phải biển nào cũng có. Đảo Lý Sơn có lẽ là quê hương của loài ốc tượng, thế nhưng cũng không nhiều để cung cấp đủ số lượng lớn cho các nhà hàng, khách sạn. Chỉ ở đảo mới có và thỉnh thoảng mới đưa vào đất liền tiêu thụ. Dù ăn ở nơi sang trọng nhưng cái ngon chắc chắn không thể so sánh được với cái ngon dân dã ở các làng chài thơ mộng và tuyệt đẹp giữa đất, trời và biển nước bao la ngoài hải đảo.

Khách phương xa khi tới Lý Sơn (Quảng Ngãi), xin chớ quên thưởng thức món ốc tượng tuyệt vời này…

Ốc Xà cừ hấp gừng Lý Sơn

Gọi là ốc cừ vì ốc có miếng vảy che trước miệng tròn tròn giống chiếc cúc áo cứng như xà cừ. Những vảy này thường được chế tác thành cườm đeo hay vật trang trí rất đẹp và bền. Ốc cừ được bắt từ biển, nơi có sóng lớn ốc càng ngon. Khi thủy triều rút xuống thấp, dạo mé bãi biển đã có thể bắt được ốc cừ. Muốn có ốc to phải ra biển ở mực nước sâu.

Ốc cừ ở vùng biển Quảng Ngãi ngon hơn ốc ở các vùng biển khác. Ốc cừ ở nơi khác không mặn mà thấm thía như ốc cừ ở đảo Lý Sơn. Bởi vậy giá ốc cừ Lý Sơn cao hơn ốc cừ nơi khác. Ốc cừ vỏ vào mùa chừng 20.000đ/ký, ốc ruột khoảng 120.000đ/ ký. Ban đêm dạo loanh quanh trên huyện đảo bạn sẽ bắt gặp những chị em đập vỏ ốc cừ để sáng mai mang ra chợ bán. Bạn sẽ dễ dàng mua vài ký ốc về hấp gừng ăn chơi. Hoặc vào quán ở gần chùa Hang, sẽ có ngay dĩa ốc thơm ngon, giá cả lại phải chăng.

Hấp ốc cừ cũng dễ. Rửa ốc thật sạch, cho vào nồi. Bỏ thêm gừng, muối, chút bọt ngọt rồi hấp. Nếu là ốc ruột, hấp chừng 5 phút, ốc vỏ hấp lâu hơn.

Ốc cừ ăn kèm với rau húng quế và tỏi tươi Lý Sơn mới ngon. Dùng tăm tre nhọn khều ruột ốc, chấm với muối tiêu chanh, ngon “hết biết”.

Cũng là ốc cừ nhưng hấp để vỏ gọi là ốc gõ. Có lẽ người dân Lý Sơn gọi tên theo cách ăn ốc. Muốn ăn ốc gõ phải dùng muỗng cứng hay gõ ốc vào mặt bàn cho vỏ ốc vỡ ra.

hành trình Lý Sơn ,ra biển đảo nơi đây để ngắm cảnh thiên nhiên hoang dã, ngồi nhâm nhi ốc cừ hấp gừng trong gió lộng nhìn sóng biển rạt rào không gì thú bằng. Ăn ốc cừ một lần, nhất định bạn sẽ …ghiền ra đảo

Cháo Nhum Lý Sơn

Những con nhum biển sống bám từ những bụi lá huệ quanh đảo, sau đó bổ nhum ra lấy gạch vàng phía trong dùng để chiên hay nấu cháo, hương vị của món ăn này rất đặt biệt, có chút ngọt, chút mặn, hòa lẫn vị béo của loài Nhum biển khơi.

Nhìn bề ngoài có vẻ “hơi sợ” đối với những thực khách còn xa lạ với loài Nhum biển này, nhưng có một điều chắc chắn rằng khi khách thăm quan đã dùng cháo nhum thì sẽ không bao giờ quên được hương vị đặc biệt của loại đặc sản Lý Sơn này.

Cua dẹt (cua núi Lý Sơn)

Từ là những con cua sống hoang dại trong những kẽ đá trên những đồi cao của đảo Bé (xã An Bình – huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi), con cua dẹt bây giờ đã trở thành con vật nuôi đặc sản của nhiều hộ nông dân ở đây. Và đầu ra thì thênh thang bởi nó được đánh giá là còn khoái khẩu hơn cả đặc sản cua Hoàng đế.

Cua dẹt là loài cua chịu đựng tốt nắng nóng, không cần nước uống. Để nuôi chúng, nông dân đảo Bé chỉ cần xây 1 cái hồ bằng xi măng rộng chừng vài chục mét vuông là có thể thả nuôi vài ngàn con. Để tạo không gian tự nhiên cho chúng, người nuôi ra những ngọn đồi trên đảo, lượm những hòn đá phổi (rất nhẹ) xếp chồng lên nhau tạo nên những cái hang, hốc. Cua giống được thả vào, chúng sống trong những hốc đá. Đêm xuống mát trời, chúng bò ra khỏi hốc đá tìm ăn. Chúng ăn được tất tần tật mọi thứ: dưa, bí, bầu, rau muống, bắp, xơ mít, côn trùng…

Vốn loài ăn tạp thì lớn nhanh như thổi nên từ khi thả giống, chỉ 1 tháng sau là có thể xuất bán. Khi bán, người nuôi chỉ chọn bắt những con cua đực, những con cái để lại cho chúng sinh sản. Loài cua này lại đẻ nhanh và nhiều nên sau khi thả giống đầy hồ, người nuôi chỉ cần thả bổ sung cua đực để “vỗ béo” có nhanh hàng cung cấp cho các thương lái bên thành phố qua mua và khai thác dần khi lũ cua con lớn lên.
Những con cua trông dáng vẻ khô khốc, hoang dã, thế nhưng khi vừa nướng lên mùi thơm của nó đã tỏa ngan ngát. Bóc lớp vỏ đen cháy, món thịt trắng ngần săn chắc lộ ra, chấm ăn với muối ớt…

Những ai thưởng thức nó lần đầu không thể không buột miệng khen lấy khen để cái vị thơm ngọt đậm đà của loài cua này.

Trước đây, Khách thăm quan Đi Lý Sơn muốn đến đảo Bé để ăn con cua dẹt không phải là chuyện dễ bởi không phải ngày nào cũng bắt được chúng. Chúng chỉ bò lên từ những hốc đá sâu sau những cơn mưa dông. Bây giờ thì khác rồi, đã có nhiều hộ nuôi được chúng.

Chẳng những Lữ khách sang đảo Bé đã có thể thoải mái thưởng thức chúng bất cứ lúc nào mà những con cua dẹt còn trở thành món hàng thương phẩm vượt biển về thành phố Quảng Ngãi và nghiễm nhiên trở nên món đặc sản hiếm trong các nhà hàng.

Cua Huỳnh Đế Lý Sơn

Cua Huỳnh Đế Lý Sơn

 

Nếu một lần trải nghiệm đến Lý Sơn, bạn không thể bỏ qua những món hải sản tươi ngon của vùng biển nơi đây. Một trong những đặc sản của Lý Sơn chính là cua huỳnh đế, mà chỉ cần nhắc đến tên thôi ai cũng phải trầm trồ khen ngon.

Cua huỳnh đế được tôn xưng là vua của các loài cua. Cua huỳnh đế vốn có tên gọi là “hoàng đế”. Bởi cua huỳnh đế có bộ áo giáp dày và cứng, màu đỏ hồng như chiến bào, li ti gai nhọn xuôi theo thân, càng to, cạnh sắc lém như dao nên được gọi là cua “hoàng đế”. Nhưng thuở xưa, hai chữ “hoàng đế” đọc lên phạm húy nên được đọc chệch đi thành “huỳnh đế”.

Cua huỳnh đế vốn là đặc sản tiến vua bởi thịt cua mềm, càng ăn càng ngon, thơm và bổ dưỡng. Với một chú cua huỳnh đế, bạn có thể hấp ăn với muối tiêu ớt xanh để tận hưởng hết cái chất ngọt ngào của thịt huỳnh đế, hoặc luộc cua lấy thịt rồi đem phi hành, nêm gia vị để nấu cháo. Cả hai cách làm đó đều rất đơn giản mà luôn có sức hút kì lạ với người thưởng thức.

Hiện nay, cua huỳnh đế ngày một hiếm hơn. Để đánh bắt được loài cua giá trị này không phải là điều dễ dàng. Bắt cua huỳnh đế cần phải có bộ ngư cụ riêng và chỉ tập trung ở một số vùng biển nhất định.

Tại Lý Sơn, Quảng Ngãi, ngư dân huyện đảo đã quen với việc đánh bắt loài hải sản này. Công việc đánh bắt cua huỳnh đế ra sao? Nếu tò mò mời bạn đón xem trong S-Vietnam – Biển hát với tập phim: Đi đánh cua huỳnh đế ở đảo Lý Sơn.

Mực khô Lý Sơn

Dân chài đi câu mực thường vào lúc 1 – 2 giờ sáng. Chiếc thuyền lớn chở các “thúng” ra đến ngoài khơi xa, người câu mực ngồi vào thuyền thúng và bắt đầu công việc của mình. Dưới ánh sáng của bóng đèn tròn, mực lá cứ tự tiến đến gần, người câu mực câu lên khá dễ dàng. Khoảng thời gian câu mực kéo dài từ 2 giờ đêm đến 10 giờ sáng. Câu được con mực nào, họ bỏ lên thuyền, có người chuyên lột da, xẻ mực và treo mực thành hàng lên sợi dây căng sẵn, hoặc họ sẽ mổ mực và phơi ngay lúc thuyền cập bến.

Khi nướng mực cần nướng kỹ trên lửa than liu riu, không để lửa già. Con mực có mầu trắng tinh, khi nướng chín chuyển sang mầu vàng. Lửa nướng vừa phải, con mực sẽ chín, cả trong cả ngoài, bay tỏa mùi thơm ngon ngọt tự nhiên. Nếu để lửa già quá, con mực chỉ cháy vàng bên ngoài, còn bên trong thịt vẫn sống. Đặc biệt mực nướng bằng cồn là ngon nhất.

Món mực không chấm với các loại nước chấm nào khác ngoài tương ớt. Khi ăn miếng mực ngọt lịm, mềm mềm, thơm phức, hòa quyện với vị cay nồng của tương ớt. Mực khô nướng nhấm với bia, rượu thì khoái hết chỗ chê.

Mực khô không chỉ nướng mà còn có thể xào, hay rang với đường, tương ớt, gia vị, xào cho giòn rồi ăn, cũng rất đầm đà và hấp dẫn.

khách thăm quan có thể mua mực khô ở các chợ của Lý Sơn hoặc các cửa hàng theo ven đường.

Ai đi qua hay ghé thăm Lý Sơn quê tôi nhớ mua mang ít mực khô làm quà, đậm đà tình cảm quê hương.

Cá nục

Múp máp, béo ngậy và lành tính là những gì mà con cá nục ở đây mang lại cho con người. Kể từ khi mở tuyến tàu khách tốc hành Sa Kỳ – Lý Sơn, khoảng cách 18 hải lý giữa hòn đảo này với đất liền được rút ngắn từ 3 giờ xuống còn 50 phút. Cá nục Lý Sơn cập cảng Sa Kỳ cũng vì thế mà tươi hơn, nhưng có lẽ ra tận Lý Sơn để ăn con cá nục vừa mới vớt lên từ những chiếc tàu hành nghề pha – xúc trong đêm thì mới “đúng bài”.

Có hai cách chế biến món cá nục, được các bà nội trợ hòn đảo này chọn lựa mỗi khi đãi khách. Một là món hấp cuốn bánh tráng, hai là kho rim khô ăn với cơm dẻo. Nếu Khách Thăm quan Đến Lý Sơn mà đi chơi ở đây mà cũng “tốc hành” như tàu thì chọn món hấp cho nhanh; còn nếu lưu lại đảo vài hôm thì nên chọn món cá nục kho rim, ăn mới đã.

Cá nục vớt lên khỏi khoang tàu còn lấp lánh ánh bạc, lập tức chúng được “tẩy trần” bằng một thau nước ngọt rất hạn chế (ở Lý Sơn rất khan hiếm nước ngọt, nhất là mùa hè, mà mùa hè thì rất nhiều cá nục). Móc mang, lấy ruột một cách nhẹ nhàng vì phải giữ cho được phần da màu bạc của con cá để khi kho hoặc hấp, dọn ra đĩa, vừa đẹp mắt lại vừa ngon miệng. Nếu là hấp thì thoa một ít dầu lên vỉ để da cá khỏi dính, sau đó đặt lớp cá nục lên, lớp lá hành được phủ lên trên cùng, bắt đầu nấu. Chưa đầy 20 phút sau, một mùi thơm ngầy ngậy lan tỏa khắp gian bếp, ấy là lúc có thể tắt bếp, vớt cá ra đĩa.

Mỗi chú cá nục được cuốn lại bằng bánh tráng, đừng quên kèm theo một ít lát khế mỏng. Bánh tráng cũng phải chọn kỹ, độ dẻo và dai phải có, nếu không, khi “cuốn” dễ bị rách, rất khó khăn khi chấm với nước mắm, thơm nực mùi tỏi đảo. Còn nếu rim khô để ăn với cơm dẻo thì cá nục phải ướp kỹ, cho lửa nhỏ và đều. Hễ mà nghe khét là coi như hỏng cả cá lẫn nồi…

Gỏi sứa

Không cầu kỳ không khách sáo và cũng không rối rắm và phức tạp là công thức của món gỏi sứa ngọt mát này. Giống như người miền Trung luôn mộc mạc thấm đẫm biết bao ân tình.

Giữa cái nóng oi nồng của miền Trung, thì tại ta sao lại bỏ quên và làm lơ món gỏi sứa này?.Thật đơn giản trong chế biến mà cụng rất ngon lại rẻ thì người người đều mong chờ. Bởi giữa cái thời bão giá,giữa cái nghèo còn đeo bám người dân miền Trung .Thì món gì ngon lại rẻ luôn là món được chọn cho những bữa ăn hàng ngày, thay đổi theo từng mùa,từng tháng.

Cái vị mát lẫn khuất đâu đó trong hương vị của mùi rau cỏ.Giữa cái nóng nồng nực oi bực của mùa hè. Món gỏi sứa đã làm dịu đi cái nóng trong người, làm mát cả một tâm hồn ăn uống trong chính bạn. Có lẽ bạn chưa thật sự tin.Thì hãy đưa tay hoặc chịu khó nhìn kỹ nghe kỹ những âm tiết những lời văn cảm xúc về một món ngon đặc sản của mùa hè bạn nhé.

Nói theo giọng gốc của người miền Trung thì món gỏi sứa được chế biến bằng sứa thiệt tươi ơi là tươi. Sứa được vớt lên từ chính biển miền Trung mới ngon. Có lẽ do biển miền Trung mặn mà lắm muối, nên độ mặn ngọt trong loài sứa biển này cũng ngọt ngon hơn những vùng miền khác chăng ? Nói chơi cũng không biết mà nói thiệt cũng không hay. Chỉ có tai nghe mắt thấy và được gắp từ chính tay mình, đưa lên miệng mình thì niềm tin như được nhân đôi.

Vị chát chát của chuối chát, beo béo của đậu phộng rang chín vàng, vị thơm thiên nhiên dân dã của đất trời từ rau thơm,rau quế… Vị ngọt mềm của thịt sứa hòa lẫn vào nhau.Thì bảo đảm bao ngờ vực và bao nỗi hoài nghi trong chính bạn đã tan biến từ lúc nào mà bạn không hề hay.

Hoa cả mắt say xẩm cả mặt mày khi đi dưới ánh nắng chói chang của mùa hè. Cái nóng bức đôi khi làm bực cả mình, tâm tính như đổi thay cũng vì sự oi bức đó. Có nhiều món ăn thức uống mát lạnh tâm hồn ăn uống của mình trong mùa hè nóng bỏng. Chọn gì hay ăn gì cho nguội bớt ,cho dịu lòng trong mùa hè.Thì có lẽ món gỏi sứa đã nói hộ giùm bạn điều đó.

Rong bìm bìm

Rong Bìm Bìm Lý Sơn

 

Nói đến Lý Sơn thì không ít người nghĩ ngay đến quê hương của hành, tỏi và các loại hải sản. Thế nhưng, nhiều người dân trên đảo bảo rằng, khi đến đảo Lý Sơn mà chưa được thưởng thức món rong bìm bìm thì coi như chưa đến Lý Sơn.

Rong bìm bìm, là một loại rong biển dường như chỉ có ở vùng biển Lý Sơn. Loại rong này mọc ở những gành đá xung quanh đảo. Để hái được loại rong này, người dân trên đảo phải đợi 4-5 giờ chiều, khi nước thủy triều xuống, lúc đó nước cạn, người dân mới có thể lội ra hái rong về. Tuy nhiên, loại rong này chỉ có vào tháng 3 đến khoảng tháng 8 là hết.

Việc chế biến món rong bìm bìm cũng khá đơn giản. Sau khi vớt rong về, người dân ngâm lại với nước ngọt để giảm bớt độ mặn. Sau đó, lượm sạch những thứ bám trên rong. Rong được chế biến chỉ hai món, đó là rong trộn và rong xào. Tuy nhiên ngon. hấp dẫn nhất và phổ biến vẫn là món rong trộn. Trước khi chế biến món rong trộn, gia vị cần cho món này là đậu phụng rang (giã nhỏ); rau thơm và rau diếp cá. Chanh vắt lấy nước, thêm gia vị chút ớt, bột nêm, tí đường (tùy theo khẩu vị chua ngọt của người ăn).

Công đoạn tiếp theo là dùng một lượng rong vừa đủ cho người dùng, trụng rong qua nước sôi khoảng 30 giây, lúc này rong sẽ giòn hơn (lưu ý là không trụng rong quá lâu, rong sẽ bị mềm, nhớt và mất hết chất dinh dưỡng). Sau đó đổ rong ra rổ để thật ráo nước.
Công đoạn cuối cùng là trộn tất cả các gia vị đã chuẩn bị vào, rồi cho ra dĩa. Thế là hoàn thành món rong trộn hấp dẫn.

Khi thưởng thức món rong bìm bìm trộn, có lẽ khó có ai quên được mùi vị của nó. Rong vừa giòn, vừa có mùi của biển, kèm theo đó là vị chua chua, ngọt ngọt, vị béo của đậu phụng và vị thơm của rau thơm, diếp cá.

Theo một số người dân trên huyện đảo, thì rong bìm bìm có tính mát. Mùa hè có được dĩa rong bìm bìm trộn trong bữa ăn gia đình, hoặc bạn bè ngồi lai rai thì số một. Đặc biệt rong bìm bìm có công dụng phòng ngừa bệnh bướu cổ…

Chả cá “Đệ Tam thương hiệu”.

Nhưng giờ đây chương trình Lý Sơn được thưởng thức món chả cá mang hương vị rất riêng của quê hương hùng binh Hoàng Sa này chắc chắn người ta sẽ phải thốt lên rằng: “Đệ tam thương hiệu Lý Sơn là đây!”.

Chả cá có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng: Chả cá Lã Vọng, chả cá Vân Đình, chả cá Thăng Long và ở Quảng Ngãi có chả cá Bình Châu… Thế nhưng ai đã từng một lần thưởng thức chả cá Lý Sơn sẽ nhận ra điều khác biệt.

Chả cá Lý Sơn được làm từ thịt cá đỏ củ. Khi cá vừa đưa vào bờ đã được cơ sở mua về để chế biến chả. Quy trình chế biến hoàn toàn bằng thủ công: Cá được rửa sạch, dùng muỗng nạo tách thịt cá ra khỏi xương. Sau đó, bỏ thịt cá vào thau, nêm nếm gia vị tỏi tiêu, muối, bột ngọt rồi dùng tay nhào bóp cho đến khi chúng quyện chặt săn lại là được.

Điều cốt yếu tạo nên miếng chả cá “rất Lý Sơn” này là cá tươi rói chưa qua ướp đá. Vì thế, chả cá Lý Sơn không phải “sản xuất” quanh năm mà chỉ những khi trời yên biển lặng, thuyền chở cá về thì chả mới ra lò. Nếu cá không tươi thì chả cá làm ra sẽ không có màu trắng hồng đẹp mắt, không thơm, không dai.

Điểm thứ hai quyết định đặc trưng của chả cá Lý Sơn là có sự “tham gia” của tỏi Lý Sơn! Người làm chả cá ở Lý Sơn có một nguyên tắc: Chỉ dùng tỏi Lý Sơn làm gia vị để ướp chả. Được biết, cá tươi mà trộn với tỏi Lý Sơn mới chỉ vừa trộn xong chưa cần chiên, hấp đã dậy mùi thơm nức. Nếu dùng tỏi khác hương vị sẽ kém hẳn.

Việc làm chả cá của nhiều cơ sở trên đất đảo hiện đang trong thời kỳ “ăn nên làm ra”. Mỗi ngày, khi có nguyên liệu, Lý Sơn có thể “xuất xưởng” đến vài ba tạ chả cá vào đất liền. Chả cá Lý Sơn thường sản xuất theo đơn đặt hàng. Mỗi sáng, khi con tàu rời cảng đưa khách vào đất liền đều mang theo món chả cá Lý Sơn. Chả được dùng làm quà biếu cho bạn bè, người thân, có khi đến tận TP Hồ Chí Minh, Hà Nội. Và dù ở bất cứ nơi đâu, khi món chả cá Lý Sơn có mặt trong mâm cơm đều được mọi người đón nhận, thưởng thức trầm trồ khen ngon.

Cá Tà ma

hành trình Lý Sơn (Quảng Ngãi), ngoài ngắm cảnh đẹp nơi biển đảo với nhiều di tích nổi tiếng, chúng ta còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon mà trong đất liền không dễ tìm thấy. Có thể kể đến một số món như: mực tươi, nhum biển, rau bồng bềnh, ốc, các loại cá – trong đó nổi tiếng ngon nhất là cá tà ma.


ca-ta-ma-daolyson


Tà ma là một loại cá sống ở biển, da có vảy màu nâu đen, thân dẹt, hình giống như con cá rô phi nước ngọt nhưng to hơn. Theo người dân ở đảo, sở dĩ loài cá này có tên tà ma là do chúng sống chủ yếu ở các gành rạn, rất lanh khôn, khó đánh bắt, nên dân gian gọi như vậy chứ không thể giải thích cặn kẽ được.

Ăn cá tà ma tùy theo mùa. Để hợp khẩu vị, mùa đông người dân ở đây thường dùng món nướng. Mùa hè nắng nóng thì nấu canh hẹ, canh chua, nấu lẩu, cháo. Hôm đó, buổi chiều vừa ngấp nghé, trời còn nóng nên chúng tôi chọn dùng món cá tà ma nấu canh chua lá dang. Cá được làm sạch, nạo bỏ hết vảy, cắt thành từng khúc sắp nguyên hình lên đĩa. Lá giang chọn sẵn phần non một đĩa to, một nồi nước đun sôi trên bếp ga mini, có nhiều gia vị đính kèm như thơm (dứa), me, một chén muối ớt…
Khi nước trên bàn đã sôi, thả cá vào nồi đậy nắp lại, đợi khoảng 5 phút nước sôi đều rồi mở nắp, vò lá giang đã chuẩn bị bỏ vào. Mười phút sau, khi cá đã chín, nêm thêm các gia vị đã chuẩn bị sẵn, là đã có một nồi canh chua ngon lành bốc khói.

Canh chua cá tà ma tỏa mùi thơm dịu. Hương cá hòa quyện hương lá dang theo làn gió nồm bay khắp quán làm những khách bàn bên cũng nôn nao dạ dày. Thịt cá chín chuyển từ màu trắng đỏ sang màu trắng, săn chắc, trên nồi nước có những váng mỡ cá liu riu…

Ăn cá tà ma ta cảm nhận được cái dai, ngọt của thịt cá. Đặc biệt phần lườn được xem là chỗ ngon hiếm, ai cũng tranh thủ gắp một ít để thưởng thức vị béo rất riêng. Có thể ăn cá tà ma nóng hôi hổi trên bếp, vừa thổi vừa ăn, vừa húp; cũng có thể gắp phần thịt cá để ra riêng một cái đĩa dầm nước mắm cá cơm nguyên chất cho thấm rồi ăn, sẽ đậm đà hơn. Ngoài ra, canh chua cá tà ma có thể ăn kèm với bún tươi thay cơm. Thịt cá tươi thơm ngon nên nước canh chua cũng không kém phần hấp dẫn.

Với Lữ khách hành trình Ly Son, những người được ăn cá tà ma đều xem là một thức ngon, không đụng hàng với bất kỳ loại cá nào trong đất liền. Với người dân Lý Sơn, họ luôn xem đây là món đặc sản quê hương dùng để mời khách, nhất là lâu lâu có dịp bạn bè thân thiết đến đảo.

Rượu tỏi Lý Sơn

Cộng dụng của rượu tỏi Lý Sơn

* Thấp khớp : sưng tấy khớp, vôi hóa các khớp, mỏi xương khớp ( dù nặng hay nhẹ đều chữa khỏi 100%)

* Tim mạch : huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, hẹp van tim, ngoại tâm thu về tim mạch.

* Phế quản : viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản

* Tiêu hóa : ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, dạ dày, loét dạ dày.Năm 1993, người Nhật Bản lại thông báo thêm rằng : qua quá trình nghiên cứu, họ kết luận : tỏi ngâm rượu còn chữa được thêm 2 nhóm bệnh nữa là :

* Trĩ nội và trĩ ngoại

* Bệnh đái tháo đường

Và chính người Nhật bản đã kết luận chính xác : đây là bài thuốc tuyệt vời nhất của nhân loại vì nó dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ và có tác dụng chữa bệnh cao. Đặc biệt đây là bài thuốc thần được đối với bệnh khớp vì nó chữa khỏi các bệnh về khớp 100%.

Cách ngâm rượu tỏi Lý Sơn

Nguyên liệu:

– 40 gram tỏi khô (mua 50 gram, sau khi bóc vỏ còn chừng 40 gram

– 100 ml rượu trắng 45 độ (tốt nhất là rượu Lúa mới)

Cách làm:

Xắt tỏi thật nhỏ Cho tỏi vào hũ đã rửa sạch

Đổ rượu vào

Ngâm 10 ngày, thỉnh thoảng lắc chai để tỏi ngấm rượu cho đều

Mới đầu rượu có màu trắng, sau chuyển dần sang màu vàng, đến ngày thứ 10 thành màu nghệ là dùng được .

Cách dùng rượu tỏi Lý Sơn đúng cách, những điều bạn chưa biết

Mỗi lần dùng 40 giọt (compte gouttes) vào buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi ngủ. Vì lượng rượu ít nên chế thêm nước sôi để nguội vào cho dễ uống. Uống liên tục. lâu dài. Người phải kiêng rượu vẫn có thể dùng được vì mỗi lần chỉ uống 40 giọt, một số lượng không đáng kể.

Rượu Vú Lý Sơn

Rượu Vú Lý Sơn bao gồm Rượu và con Vú (tên khoa học là Hải Sâm).
Lý do khiến Hải Sâm được người dân gọi là con Vú vì trên cơ thể nó có rất nhiều núm hệt như vú động vật, một điều đặc biệt nữa là những núm này có thể tiết ra một chất màu trắng đục, giống như sữa.

Con Vú sống ở đáy biển và sâu khoảng hơn 50m, và là một loài rất quý và có giá trị. Chỉ có những người thợ lặn mới bắt được con này, sau khi bắt về có thể mổ ra hoặc để nguyên ngâm vào rượu và trở thành Rượu Vú. Điều đặc biệt là nước đầu tiên không uống được vì nó rất mặn.

Hương vị của loại Rượu này mà Tôi đã được thưởng thức là: hơi tanh, một chút mặn và rất ngon. Theo những người dân Lý Sơn thì Rượu này rất tốt và bổ cho cơ thể nhất là giúp giải mỏi, ngủ ngon cho người già. Ngoài ra nó còn có một công dụng cực hay nữa đó là giải rượu, khi bị say rượu uống thứ này vào cơ thể sẽ từ từ trở về trạng thái bình thường.

 

Đặc sản nổi tiếng của Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi

Đặc sản nổi tiếng của Đảo Lý Sơn – Quảng Ngãi
28 3 31 59 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==