==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Lý sơn tham quan vẻ đẹp làm gấm cùng với khung cảnh thiên nhiên hữu tình, Làng Gấm với những nét văn hóa độc đáo còn được lưu giữ của người Cor… sẽ gợi nhớ cho những ai dù chỉ một lần đến với xứ Quảng.

 

Vẻ đẹp Làng Gấm- Xứ Quảng - Ảnh 1


Đến đây khách thăm quan sẽ bắt gặp một làng Gấm nằm lọt thỏm dưới đỉnh núi Tà Cút, thuộc xã Trà Quân (huyện Tây Trà) . Chẳng ai biết cái tên gọi Làng Gấm có nguồn gốc từ đâu. Chỉ biết rằng từ khi sinh ra, các già làng, trưởng bản đã nghe đến cái tên đẹp như lụa này.

Nếu đi từ trung tâm phải mất hơn nửa tiếng, mới đến được nơi. Khí hậu ở Làng Gấm mát mẻ, thời tiết trong lành khiến Lữ khách sẽ liên tưởng ngay đến một thành phố Đà Lạt thu nhỏ. Nếu là buổi trưa mùa hạ thì thời tiết mát mẻ như mùa thu, cảnh sắc như mùa xuân, còn tiết trời bình minh của ngày giá rét thì thấm đẫm đầy sương và gió lạnh.

Nhìn từ đỉnh núi Tà Cút, những mái nhà sàn ở Làng Gấm hiện lên như một bức tranh huyền diệu. Trời lất phất mưa, những làn mây mỏng, giăng mờ phía trước núi, đã mê hoặc mọi người. Trái với không khí nhộn nhịp nơi phố thị, khung cảnh nơi đây hoang sơ, bình yên đến lạ thường.
 
Nhất là vào dịp cuối năm khi mùa xuân, mùa lễ hội của người dân vùng cao. Nếu may mắn đến Làng Gấm vào dịp này sẽ hòa mình vào lễ hội của người dân nơi đây, những cụ già, đứa trẻ với vẻ đẹp chân chất nở nụ cười thật tươi chào đón khách lạ.


Vẻ đẹp Làng Gấm- Xứ Quảng - Ảnh 2


Để chuẩn bị cho ngày hội, từ sáng sớm, ở Làng Gấm bếp đã nổi khói, cùng với đó là mùi thơm nức nở cũng những chiếc bánh đót, bánh tốp, và các loại thịt heo, gà, vịt. Cùng với đó là tiếng cồng chiêng làm vang dậy cả núi rừng.
 
Ở ngôi làng này, bà con vẫn còn lưu giữ những nét văn hóa rất đặc trưng của người Cor. Lần theo tiếng chiêng, bạn sẽ đến với khu vực người dân đang tập dợt để chuẩn bị cho ngày hội. Đội văn nghệ với những người đàn ông say sưa vỗ trống, đánh những hồi chiêng lúc trầm, lúc bổng. Tám người phụ nữ Cor nhịp nhàng, lắc lư theo từng nhịp chiêng để múa điệu Cà đáo truyền thống.

Có nhiều nơi chạy theo các loại hình giải trí hiện đại thì ở Làng Gấm, các chàng trai khi mới lớn lên, hầu hết đều được các già làng truyền dạy cách đánh chiêng cơ bản. Ai cũng mê chiêng nên số lượng còn được lưu giữ rất nhiều.

Quả thật, so với các làng khác trên địa bàn, Làng Gấm nhiều năm qua được địa phương đánh giá luôn đi đầu trong việc giữ chiêng, bảo tồn các giá trị văn hóa người Cor. Cả làng có khoảng 47 hộ dân nhưng số lượng chiêng được lưu giữ lên đến 30 bộ. Hầu hết là chiêng cổ mà ông bà, tổ tiên để lại.
 
Làng gấm không chỉ giữ chiêng, điệu múa Cà đáo, mà nơi đây các bậc cao niên còn lưu giữ những giai điệu dân ca mượt mà. Đó là những điệu xà ru, a giới với hàng chục bài khác nhau, lúc rộn ràng, dịu êm, lúc khỏe khoắn, trữ tình, hoan ca… được sáng tác ngẫu hứng trong quá trình sinh sống, lao động sản xuất. Đó được xem như là những tiếng nói tâm tình, lời tâm sự của họ với giàng, với mọi người xung quanh về cuộc sống của mình, của dân làng.

Nơi đây, không khó đế bắt gặp hình ảnh những người mẹ trẻ đung đưa võng ru con bằng điệu xà ru, hay những già làng lớn tuổi ngồi hát cho trẻ con nghe điệu a giới. Không chỉ hát, họ còn có thể tự sáng tác.

Về với Làng Gấm, bạn còn được nghe rất nhiều câu chuyện về làng, về đất và về con người nơi đây. Nhưng, xuyên suốt tất cả là ở làng vẫn còn nhiều người có tâm huyết gìn giữ bản sắc văn hóa của dân tộc mình, họ không bị phân tán hay tác động của những suy nghĩ thương mại tầm thường. Nào chiêng, nào ché, hay làn điệu dân ca… họ đều nâng niu như những báu vật.
 

Vẻ đẹp Làng Gấm- Xứ Quảng

Vẻ đẹp Làng Gấm- Xứ Quảng
63 6 69 132 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==