Những người phụ nữ nơi đây vẫn từng chia sẽ nghề dệt thổ cẩm như một biểu tượng văn hóa của người Hrê, nên lớp con cháu luôn quyết tâm không để nghề mai một. Họ học nghề này từ những người mẹ, người chị, và mai kia con họ lớn lên họ cũng dạy lại cho con, cháu.
Những người nơi đây họ đều có một khung dệt thổ cẩm. "Người Hrê ở Làng Teng quan niệm, người phụ nữ mà biết dệt thổ cẩm sẽ nuôi dạy con cái rất tốt, nên những người mẹ thường truyền lại cho con cháu đời sau và cũng chính điều đó làng vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống ấy.
Nếu có dịp hành trình Lý Sơn đến đây sẽ thấy các bà, các mẹ say sưa dệt những tấm thổ cẩm đẹp với những hoa văn tuyệt đẹp. Bên cạnh những sản phẩm truyền thống như: Quần áo nam, nữ, tấm choàng địu con, khăn trùm đầu, phụ nữ Làng Teng còn tạo ra nhiều sản phẩm mới lạ như: Túi xách, ví cầm tay, khăn quàng cổ... Tuy đổi mới, nhưng tiêu chí hàng đầu của làng là phải giữ được nét đặc sắc của thổ cẩm Làng Teng. Đặc biệt là, những người trẻ ở Làng Teng không chỉ kế thừa những tinh hoa mà các bà, các mẹ để lại, họ còn sáng tạo và đã đưa các sản phẩm lên mạng xã hội để quảng bá.
Nhờ quảng bá sản phẩm trải nghiệm Lý Sơn lên trang mạng xã hội mà hiện nay người dân nơi đây đã mang lại thu nhập rất tốt, Trước đây họ bán sản phẩm chỉ qua người quen, nay thông qua mạng xã hội facebook, người dân nơi đây ngày càng có nhiều đơn đặt hàng từ Bình Định, Gia Lai, KonTum, Đắc Lắc... Không những đồng bào dân tộc thiểu số mà người Kinh cũng liên hệ đặt hàng. Nếu ai làm chăm chỉ, dệt đẹp thì bình quân mỗi tháng cũng kiếm được 3 đến 5 triệu đồng từ nghề dệt thổ cẩm.