==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Lý Sơn - Một huyện đảo của tỉnh Quảng Ngãi - Được khách thăm quan ưu ái ví như hòn đảo “Jeju của Việt Nam”. Bởi vẻ đẹp yên bình và thơ mộng. Và đặc biệt, đây còn là nơi cho ra đời những bộ ảnh cực chất xuất hiện trong mỗi chuyến đi xuyên Việt tới đây của các bạn trẻ trên khắp mạng xã hội.

Đảo Lý Sơn độc đáo như thế nào?

Ba nhóm dân tộc Sa Huỳnh, Champa và Việt đã gắn bó với sự hình thành và phát triển của đảo Lý Sơn.  Họ đã bảo vệ chủ quyền biển đảo và để lại nhiều di sản văn hóa vô cùng giá trị cần được bảo tồn và phát huy. Ngày 01/01/1993 , Huyện Đảo Lý Sơn chính thức được thành lập, tách ra từ Huyện Bình Sơn, Tỉnh Quảng Ngãi.

Hiện nay, trên đảo đều đặn chứng kiến ​​năm ngọn núi lửa đã phun trào. Núi lửa phun trào đã tạo nên cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Trong đó, đỉnh núi Thới Lới là nơi cao nhất đảo Lý Sơn (149 m). Hiện nay, trên đỉnh núi có một Hồ nước ngọt chứa khoảng 30.000 m3 nước, cung cấp toàn bộ nước ngọt cho cả đảo lớn và đảo nhỏ.

Đứng trên đỉnh núi Thới Lới. khách thăm quan có thể phóng tầm mắt xuống để chiêm ngưỡng toàn bộ khung cảnh huyện đảo Lý Sơn thu nhỏ với sự kết hợp hài hòa giữa màu xanh ngọc bích của nước biển, màu xanh của cây cối và cát trắng của biển. Tất cả tạo nên một bức tranh thiên nhiên tuyệt vời mang tên Lý Sơn.

Chân là núi Thới Lới là hang Câu. Hang bị sóng gió bào mòn, biển ăn sâu vào núi và được hình thành từ hàng nghìn năm từ dung nham. Khung cảnh ở đây cũng khá hoang sơ. Nhưng lại mang một vẻ đẹp rất thơ mộng, quyến rũ lòng người.

Đảo Lý Sơn độc đáo như thế nào?

Thời gian tốt nhất đến thăm đảo Lý Sơn

Lý Sơn có hai mùa rõ rệt là mùa mưa (kéo dài từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau) và mùa khô (kéo dài từ tháng 3 đến tháng 8). Thời điểm thích hợp để Lữ khách đến đảo Lý Sơn là từ tháng 6 đến tháng 9, thời tiết khá đẹp và nhiều nắng, thích hợp cho các chuyến đi biển.

Đến Lý Sơn bằng cách nào?

Để đến Lý Sơn từ Hà Nội (Hà Nội) hoặc Thành phố Hồ Chí Minh  (Thành phố Hồ Chí Minh), trước tiên bạn phải ở Quảng Ngãi, và cách tốt nhất là bay từ Nội Bài (Sân bay Nội Bài ) hoặc Sân bay Tân Sơn Nhất (Sân bay Tân Sơn Nhất) đến Sân bay Chu Lai (Sân bay Chu Lai). Sau khi hạ cánh, bạn có thể chọn taxi đi thẳng đến Cảng Sa Kỳ (Cảng Sa Kỳ) hoặc bắt xe khách từ sân bay đến ga Quảng Ngãi (Bến xe Quảng Ngãi), sau đó chuyển sang xe khách của Cảng Sa Kỳ. Khoảng cách từ sân bay đến cảng khoảng 50 km, bạn sẽ mất khoảng 45-60 phút để đến nơi.

Tại cảng, tìm ga Sa Kỳ (Nhà ga Sa Kỳ), mua vé tàu cao tốc ra đảo, đi tàu 1 tiếng. Thông thường, mỗi ngày có hai chuyến từ Cảng Sa Kỳ ra đảo Lý Sơn, lúc 8h00 sáng và 2h45 chiều. Vào những ngày nghỉ lễ, số chuyến đi sẽ tăng lên chín chuyến. Trong trường hợp bạn tiết kiệm, đi tàu hỏa hoặc xe khách thay vì đi máy bay là một lựa chọn hợp lý.

 

Ngọn hải đăng Lý Sơn- điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến đảo Lý Sơn

Hải Đăng Lý Sơn - Với chiều cao 45 m, đây là Ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại và có vị trí quan trọng trong giao thông hàng hải Việt Nam. Đứng trên đỉnh cao nhất của Hải Đăng Lý Sơn, bạn có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh đảo Lý Sơn với những con sóng nhấp nhô, những cánh đồng hành, tỏi tuyệt đẹp, hay những con thuyền nhỏ xinh lênh đênh trên biển. Một cảnh quan thu hút người xem không thể rời mắt.

Ngọn hải đăng Lý Sơn- điểm đến không thể bỏ lỡ khi đến đảo Lý Sơn

Thông tin chung về hải đăng Lý Sơn

Nằm ở phía Đông của Đảo Lý Sơn thuộc xã An Hải, huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi  và được đưa vào hoạt động năm 1898. Đây là ngon hải đăng dẫn đầu Top 5 ngọn hải đăng cao nhất Việt Nam cho đến thời điểm hiện tại và là 1 trong 9 ngọn hải đăng yêu thích của dân phượt.

Ngọn hải đăng Lý Sơn và những sự kiện lịch sử

Dưới thời thực dân Pháp đô hộ nước ta, ở đảo Lý Sơn chúng đặt một ngọn hải đăng cao 45m để giúp cho tàu bè qua lại thuận lợi, được đặt tên là: Phare Polo Canton (Sở Đèn Pha). Ngọn hải đăng này xây cách biển chừng 80m. Nơi đây đã ghi dấu nhiều sự kiện lịch sử.

Một sự kiện nổi bật là trong phong trào cộng sản năm 1930 - 1931 cùng với khí thế chung chống thực dân phong kiến, đế quốc trong cả nước, ở mảnh đất này cũng đã dấy lên tinh thần cách mạng trong nhân dân. Tổ chức Đảng trên đảo được thành lập, đã tổ chức treo cờ búa liềm của Đảng Cộng sản trên đỉnh núi Thới Lới (xã An Hải) và trên đỉnh núi Sỏi (xã An Vĩnh) vào tối mồng 2 rạng ngày mồng 3 Tết Tân Mùi (1931). Khi phát hiện cờ Đảng phất cao trên đảo, chúng báo cho mật thám tỉnh Quảng Ngãi ra Lý Sơn lùng bắt những người tham gia tổ chức Đảng, đưa về Sở Đèn Pha để khai thác, tra tấn rất dã man. Chúng dùng mọi thủ đoạn tàn bạo cố dập tắt phong trào cộng sản trên đảo. Nhưng với tinh thần bất khuất của các đồng chí ta, chúng không khai thác được gì. Cuối cùng chúng đưa vào đất liền để giam cầm. Sở Đèn Pha được ghi vào địa danh cách mạng của quê hương Lý Sơn.

Sự kiện thứ hai là năm 1945. Sau khi phát xít Nhật làm đảo chính hất Pháp, độc chiếm Đông Dương vào tối ngày 9.3.1945, thì có máy bay nhiều lần bay lượn qua Sở Đèn Pha, bắn xuống một vài phát súng, đặc biệt là có thả 2 quả bom, nổ cách Sở Đèn Pha chừng 250 - 400m (có di tích hố bom). Lính Pháp trông coi đèn bỏ chạy, Sở Đèn bỏ trống không hoạt động. Thừa cơ hội ấy, tối đến các đồng chí cách mạng tiền khởi nghĩa xã An Hải đưa lực lượng du kích bí mật đến đây luyện tập. Ngày 16.8.1945 ngày võ trang khởi nghĩa cướp chính quyền xây dựng nền dân chủ cộng hòa, toàn dân trên đảo cũng kéo về Sở Đèn Pha này, ngọn cờ đỏ sao vàng cũng được lực lượng khởi nghĩa cắm lên đỉnh chóp Đèn Pha cao 45m. Kể từ đây quét sạch chế độ thực dân phong kiến, đưa nhân dân ra khỏi ách nô lệ, ngọn cờ cách mạng phất phới trên quê hương Lý Sơn.

Ngọn hải đăng Lý Sơn và những sự kiện lịch sử

Sự kiện thứ ba là vào rạng sáng 1.9.1951, quân đội viễn chinh Pháp được sự tiếp tay của bọn nội tuyến trong đảo đã sử dụng thủy - lục - không quân chiếm đảo Lý Sơn. Từ đó nhân dân trên đảo sống trong ách nô lệ dưới sự tàn ác dã man của bọn đế quốc và phong kiến. Sở Đèn Pha ngày đó là đại bản doanh của chúng - nơi đầu não của giặc Pháp đặt ách thống trị dân ta trên đảo. Ngày chúng chiếm đảo, đây là nơi ngục tù, hành hạ tra tấn nhiều cán bộ kháng chiến trên đảo Lý Sơn. Chúng mượn tay bọn nội tuyến chỉ điểm bắt các chiến sĩ cách mạng giam trong hai gian nhà kho, bếp.

Quân địch tra tấn không thiếu một thủ đoạn nào. Sự tàn nhẫn của chúng chỉ cốt là để tiêu diệt ý chí cách mạng. Nhưng lòng kiên trì và dũng cảm của các đồng chí chúng ta đã làm cho chúng thất bại. Và dĩ nhiên là chúng đã đưa nhiều đợt, đến hơn 300 chiến sĩ cách mạng vào các nhà lao  trong đất liền để tiếp tục tra tấn và đầy đọa, nhưng cũng không thể khuất phục được ý chí kiên cường của các chiến sĩ cách mạng.

Ngôi nhà Sở Đèn Pha ngày nào vẫn còn đó, chỉ xây lại ngọn hải đăng. Thiết nghĩ  địa phương và ngành chức năng cần có kế hoạch đặt nơi đây một đài kỷ niệm hay một bia di tích... lịch sử để giáo dục truyền thống cách mạng cho nhân dân trên đảo, cho các thế hệ mai sau và cho cả khách thăm quan khi đến thăm đảo, thăm Sở Đèn Pha...

Tầm quan trọng của ngọn hải đăng Lý Sơn

Hải đăng Lý Sơn được thiết kế với mục đích hỗ trợ cho các tàu thuyền đánh bắt định hướng và tìm đường trên biển. Hải đăng Lý Sơn cũng được dùng để đánh dấu các đường bờ biển và bãi cạn nguy hiểm, các lối an tòan vào cảng. Ngoài ra nó còn có thể hỗ trợ việc định hướng của máy bay.

Tầm quan trọng của ngọn hải đăng Lý Sơn

Khung cảnh đảo Lý Sơn từ ngọn hải đăng

Điểm đặc biệt khi đứng trên đỉnh cao nhất của ngọn hải đăng Lý Sơn đó là khách thăm quan có thể chiêm ngưỡng toàn cảnh đảo Lý Sơn xung quang là biển với những con sóng uốn lượn, những ruộng hành tỏi tuyệt đẹp cùng với những con thuyền nhỏ bé tô điểm cho bức tranh phong cảnh nơi đây. Một khoảnh khắc đẹp nhất ở nơi đây đó chính là cảnh bình minh, ánh sáng rực rỡ cùng màu sắc tươi sáng tạo nên một khung cảnh vô cùng hoàn mỹ, đẹp như tranh vẽ.

Khung cảnh đảo Lý Sơn từ ngọn hải đăng

Ngọn hải đăng Lý Sơn- điểm đến với những dấu ấn lịch sử hào hùng

Ngọn hải đăng Lý Sơn- điểm đến với những dấu ấn lịch sử hào hùng
33 3 36 69 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==