Đảo Lý Sơn không chỉ có những điểm đến đầy hấp dẫn, hay những cánh đồng hành tỏi trải dài, không những thế nơi đây còn là nơi chứa đựng nhiều nền tảng văn hóa phi vật thể, di tích, di sản, kéo dài qua 3 lớp cư dân Sa Huỳnh - Chămpa - Việt, nối tiếp nhau ra đảo khai khẩn, định cư trong khoảng thế kỷ 9, 10 trước Công nguyên đến nay.
Đảo Lý Sơn không chỉ có những điểm đến đầy hấp dẫn, hay những cánh đồng hành tỏi trải dài, không những thế nơi đây còn là nơi chứa đựng nhiều nền tảng văn hóa phi vật thể, di tích, di sản, kéo dài qua 3 lớp cư dân Sa Huỳnh - Chămpa - Việt, nối tiếp nhau ra đảo khai khẩn, định cư trong khoảng thế kỷ 9, 10 trước Công nguyên đến nay.
- hành trình đảo Lý Sơn
Đảo Lý Sơn nổi lên giữa biển, xanh một màu của những loài cây hoang dại như bàng biển, phong ba, mù u, phi lao... Nhiều lớp cư dân Sa Huỳnh - Chămpa - Việt nối tiếp nhau vượt sóng ra đảo định cư. Dấu xưa còn để lại là những di tích, dấu tích, kiến trúc, di sản văn hóa giữa hòn đảo này.
Tuy đảo chỉ 10km2 nhưng có đến 56 di tích, cứ có 5 di tích/km2. Mật độ di tích dày đến nỗi, hiếm nơi nào trong đất liền có được, về di tích khảo cổ học, ngoài hậu kỳ thời đại đá cũ, cách đây 30 vạn năm, Lý Sơn còn 2 di tích thuộc văn hóa Sa Huỳnh nổi tiếng, là Xóm Ốc và Suối Chình, có niên đại cách nay 3.000 - 2.500 năm… Lớp văn hóa tiếp theo là dấu tích Chămpa, có niên đại cách nay 2.000 năm và kéo dài đến thế kỷ 16, 17. Dấu ấn để lại rõ nét nhất là các đền thờ nữ thần Thiền Y A Na, đền thờ Bò (bò Na Đin trong truyền thuyết Ấn Độ giáo). Lớp văn hóa kế cận là của người Việt ra khai khẩn, lập làng trên đảo, bắt đầu từ thế kỷ 16, 17.
Họ là những người dân ở làng An Hải, Sa Kỳ của huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi), gồm 15 vị tiền hiền của 15 dòng họ lớn di cư ra đảo, để lại nhiều kiến trúc đình làng, nhà thờ họ, chùa, lăng, miếu, nhà cổ… mang đậm truyền thống văn hóa của người Việt vùng duyên hải. Ngoài ra, Lý Sơn còn nhiều di tích cách mạng, nhà tù mà trước đây thực dân Pháp đã dùng để giam giữ những tù binh nổi dậy tại hòn đảo. Ngày trước, hòn đảo này từng là điểm dừng chân của những con tàu buôn trên hành trình Đông - Tây, hay còn gọi là “con đường tơ lụa trên biển”, “con đường gốm sứ”. Ngày sau, ở đó vẫn còn nhiều tàn tích từ những con tàu cổ xưa bị đắm.
Vào thời kỳ chúa Nguyễn Phúc Nguyên (1614 - 1635), đội Hoàng Sa và sau nữa là Bắc Hải được thành lập. Đây là một hình thức khai chiếm, xác lập và thực thi chủ quyền hết sức độc đáo trên các vùng quần đảo giữa biển Đông. Ngày ấy, những chiến thuyền cùng hàng chục binh phu, chủ yếu dân đinh ở đảo Lý Sơn, đã ròng rã suốt 6 tháng trời vượt biển lần đường ra đảo, trước là thu hóa phẩm, “lộc” biển, sau là khẳng định chủ quyền tại những hòn đảo. Từ những cuộc vượt biển ấy, nhiều thi thể của người lính đã nằm lại giữa biển lạnh. Hôm nay, hải đội Hoàng Sa đã không còn vượt biển lấy hóa vật của những con tàu hay lượm lấy vỏ đồi mồi, vỏ hải ba, hải sâm, hột ốc vân tại 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nữa, tuy vậy hàng năm, cứ độ trung tuần tháng 3, người dân Lý Sơn lại mở Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa rất lớn để tạ ơn những hùng binh mở cõi năm xưa.
Huyện đảo Lý Sơn có khoảng 70% diện tích được hình thành từ quá trình vận động, phun trào, tắt đi của những miệng núi lửa. Trải qua dặm dài biến cố, nham thạch núi lửa đã sinh ra nhiều dạng địa chất, địa mạo hết sức dị biệt, độc đáo cho hòn đảo.
Tại Lý Sơn có thể xác định được 10 miệng núi lửa đã tắt (6 miệng ở đảo Lớn, 1 miệng ở đảo Bé, 3 miệng núi lửa ngầm). Trong đó, các miệng núi lửa lớn như Thới Lới, Giếng Sỏi, Giếng Tiền, Hòn Đụn là núi lửa phun nổ, các miệng nhỏ như Hòn Tai, Hòn Vung thì phun nghẹn. Có những miệng núi lửa trẻ và cổ hơn xếp chồng lên nhau, hết sức đặc biệt…