hành trình Lý Sơn tham dự lễ cầu mùa tại miếu Thần Nông ở Lý Sơn là nơi người dân tổ chức lễ cầu mùa hàng năm của dân đảo. Nghi lễ đặc sắc này vẫn được lưu truyền, trở thành nét thu hút cho Lữ Hành huyện đảo Lý Sơn.
Người dân dù ở bất kì nơi đâu thì đều mong cầu bình yên, cuộc sống êm đềm, mùa màng tươi tốt. Dân đảo Lý Sơn cũng vậy, sống ở vùng biển đảo xa bờ có khí hậu khắc nghiệt và địa hình không quá thuận lợi, mọi hoạt động đều phụ thuộc vào thiên nhiên, họ khao khát được kiểm soát mùa màng một cách chủ động hơn. Lễ cầu mùa ở Lý Sơn đã ra đời từ mong muốn chính đáng của những người dân bình yên, cuộc sống êm đềm, mùa màng tươi tốt.
Đất ven biển phù hợp phát triển trồng cây nông nghiệp, cộng với đất bazan từ núi lửa trầm tích được người dân lấy về và sắp xếp theo tỷ lệ thích hợp để trồng cây chính là “phép màu” tạo nên những thân hành, củ tỏi đặc biệt, những ruộng dưa hấu hắc mỹ nhân nức tiếng phương xa. Chính vì vậy, thần Nông được dân đảo Lý Sơn sùng tín. Họ xem đây thực sự là người đầu tiên tổ chức lễ Tịch Điền và lễ Hạ Điền, dạy nông dân trồng lúa, chế tạo cày, bừa.
Đình làng An Hải là nơi thờ cúng thần Nông. Bên cạnh đó, còn có miếu Thần Nông xây dựng riêng biệt bên chân núi thuộc khu vực thôn Đồng Hộ, xã An Hải. Xã An Hải chính là xã có lượng cư dân sống bằng nghề nông đông nhất trên huyện đảo.
Lễ cầu mùa ở Lý Sơn được tổ chức vào trung tuần tháng 3 âm lịch, theo lệ là ngay trước 1 ngày cúng Thanh Minh ở nghĩa tự. Nghi lễ cúng thần Nông khá cầu kỳ và vẫn được giữ gần như nguyên vẹn sau hàng trăm năm. Với không khí trang nghiêm bao trùm lễ cầu mùa. Các bước lễ túc yết cho đến lễ chánh tế đều diễn ra đầy đủ trong tiếng chiêng trống và nhạc ngũ âm.
Bên cạnh cúng thần ở chánh điện, các bô lão trong lễ cầu mùa còn thực hiện lễ cúng bái các âm hồn, cô hồn ở các ban thờ ngoài trời. Cúng heo hay gà tùy kinh tế gia đình, tuy nhiên lễ vật không thể thiếu bao gồm đèn, nhang, trầu cau, hoa quả, gạo, rượu, muối, vàng mã.