==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình đảo Lý Sơn –Quảng Ngãi tham lại chiến khu Vĩnh Sơn hay chiến khu Vĩnh Tuy, nằm ở thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp cách TP.Quảng Ngãi 25km về phía tây bắc. Cách đây hơn nửa thế kỷ chiến khu Vĩnh Sơn là nơi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”...

Chùa Hang Đảo Lý Sơn Chùa Hang Đảo Lý Sơn

hành trình đảo Lý Sơn –Quảng Ngãi tham lại chiến khu Vĩnh Sơn hay chiến khu Vĩnh Tuy, nằm ở thôn Vĩnh Tuy, xã Tịnh Hiệp cách TP.Quảng Ngãi 25km về phía tây bắc. Cách đây hơn nửa thế kỷ chiến khu Vĩnh Sơn là nơi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”...

Từ tháng 5.1945, dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Đội du kích Ba Tơ chia làm hai đại đội chuyển xuống đồng bằng, chọn hai nơi là Núi Lớn (Mộ Đức) và Vĩnh Tuy làm căn cứ, xây dựng chiến khu, học tập chính trị, luyện tập quân sự, tổ chức rèn đúc vũ khí, huấn luyện các đội tự vệ từ đồng bằng lên...

Chiến khu Vĩnh Sơn- Quảng Ngãi - Ảnh 1
Theo ông Phạm Khắc Mẫn  từng là Phó Bí thư Nông hội chấp hành Việt Minh những năm 1945,  một cán bộ lão thành cách mạng nhớ lại những tháng ngày làm nhiệm vụ tiếp tế cho lực lượng du kích tham gia luyện tập ở chiến khu Vĩnh Sơn. Thời ấy, chiến khu Vĩnh Sơn là nơi Đại đội Phan Đình Phùng do các đồng chí Phạm Kiệt, Nguyễn Chánh, Nguyễn Đôn, Võ Thứ... chỉ huy đóng quân trên đồi Cỏ May. Nơi này có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ trưởng thành, lớn mạnh của Đội du kích giai đoạn sau Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ.

Quá trình xây dựng và củng cố chiến khu đã tác động tích cực đến việc phát triển lực lượng du kích Ba Tơ và lực lượng vũ trang ở các địa phương trong tỉnh. Và từ đó, Đội du kích Ba Tơ trở thành lực lượng nòng cốt của quần chúng cách mạng ở Quảng Ngãi trong những ngày tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, giành chính quyền trong toàn tỉnh.

Trong kháng chiến chống Pháp, Vĩnh Tuy còn được chọn làm địa điểm xây dựng xưởng quân giới liên khu 5, hay còn gọi là xưởng công binh Từ Nhại. Đây là xưởng quân giới đầu tiên của liên khu 5. Cái tên Từ Nhại là lấy tên của một chiến sĩ du kích Ba Tơ, đã hy sinh trong khi chế tạo vũ khí. Xưởng được đặt ở xóm Vĩnh Truông, mà nhân dân thường gọi là xưởng quân giới. Các phân xưởng sản xuất vũ khí, kho tàng, nhà hành chính được bố trí ẩn nấp dưới rừng cây rậm, theo sườn thung lũng. Vũ khí chế tạo là lựu đạn, mìn, bom ba càng, sửa chữa súng hỏng hóc từ các chiến trường đưa về...

Xưởng Từ Nhại hoạt động ở đây hơn hai năm thì một chiều tháng 7.1948, bị máy bay Pháp tới thả bom, bắn phá. Nhưng nhờ cảnh giác, ta đã ngụy trang đánh lạc mục tiêu, nên đợt dội bom đầu tiên của địch đều lọt ra ngoài rừng. Biết địch sẽ còn quay trở lại bắn phá, ngay khi tiếng máy bay địch im ắng trên bầu trời, thì không ai bảo ai, mọi người trong thôn tự động bắt tay vào tháo gỡ, di chuyển, sơ tán máy móc, vũ khí. Vì vậy, ngày hôm sau, máy bay địch nhiều lần vào bắn phá, thả bom, có đợt trúng ngay chỗ xưởng đóng, nhưng chỉ còn là núi rừng trống trải. Máy móc, cơ xưởng đã được người dân che chở ở nơi sơ tán mới, lại tiếp tục sản xuất vũ khí, cung cấp cho chiến trường miền Nam đến ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp.

Đến thời kháng chiến chống Mỹ, chính quyền Mỹ - Diệm biết rõ Vĩnh Tuy là nơi có bề dày truyền thống cách mạng và nghi ngờ là nơi giấu vũ khí. Do vậy, tháng 8.1954 chúng đã tập trung lực lượng đánh phá ác liệt vùng này. Hầu hết cán bộ kháng chiến cũ đều bị địch bắt giam, tra tấn, đánh đập dã man. Tuy nhiên, người dân Vĩnh Tuy vẫn bám trụ ngày đêm chiến đấu với tinh thần “Một bước không đi, một ly không lùi”.

Từ đó, chiến khu Vĩnh Sơn đã trở thành hậu cứ vững chắc. Các cơ quan đầu não của Khu 5, tỉnh, huyện đã chọn nơi đây làm căn cứ. Đây còn là nơi trú quân để ta tiến đánh các trận Ba Gia, Vạn Tường và phục vụ, tiếp tế nhân tài vật lực cho các chiến dịch năm 1972, cũng như cuộc tổng tiến công giải phóng hoàn toàn miền Nam năm 1975.

Xây dựng cuộc sống mới : Hòa bình, nhân dân Vĩnh Tuy tiếp tục vào “trận chiến mới"– cuộc chiến chống đói nghèo. Dù không thuộc xã miền núi, nhưng do điều kiện thiên nhiên không ưu đãi nên thôn Vĩnh Tuy được xếp vào diện "thôn đặc biệt khó khăn”, Và cũng chính vì quá khó khăn mà những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quan tâm đầu tư. Đặc biệt nhờ có hai hồ đập là Hố Vàng và Hố Đèo phục vụ nước tưới cho gần 98ha đất nông nghiệp, đã tạo “mạch ngầm” giúp cho 561 hộ dân thôn Vĩnh Tuy có cuộc sống ngày một khấm khá hơn.

Vậy khi nhắc đến Tịnh Hiệpmọi người thường nghĩ ngay đến một xã đồng gieo đầy gian khó với đất đai khô cằn, con người lam lũ. Thế nhưng, trong gian khó, những người nông dân chân đất ấy lại càng biết chắt chiu, nâng niu gầy dựng cuộc sống. Qua những năm xây dựng, phát triển, chiến khu Vĩnh Sơn hôm nay thay da đổi thịt trên từng con đường, nếp nhà. Chiến tích của một thời bị bom đạn cày xới đã thay thế bằng những cánh rừng bạt ngàn keo, mì... Tuy nhiên Vĩnh Tuy bây giờ đã đổi thay đổi… với niềm tin vào một tương lai tươi sáng”.

 

Chiến khu Vĩnh Sơn- Quảng Ngãi

Chiến khu Vĩnh Sơn- Quảng Ngãi
73 8 81 154 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==