==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình đảo Lý Sơn đưa khách thăm quan đến với hòn đảo nơi có nhiều địa điểm thăm quan nổi tiếng, nơi đây hiện đang thu hút đông đảo Lữ khách trong và ngoài nước đến tham quan, nhất là mỗi độ tết đến xuân về. Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré, nằm cách cảng Sa Kỳ (Bình Sơn, Quảng Ngãi) gần 15 hải lý. Thời chúa Nguyễn và Triều Nguyễn sau này (thế kỷ 17) đã từng dày công khai phá và thành lập nên những Hải đội Hoàng Sa với những chàng trai khoẻ mạnh, can trường, giỏi bơi lội, giong thuyền, cưỡi sóng thẳng tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa mở cõi, dựng bia khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.

chương trình đảo Lý Sơn đưa khách thăm quan đến với hòn đảo nơi có nhiều địa điểm khám phá nổi tiếng, nơi đây hiện đang thu hút đông đảo Lữ khách trong và ngoài nước đến tham quan, nhất là mỗi độ tết đến xuân về. Lý Sơn hay còn gọi là Cù Lao Ré, nằm cách cảng Sa Kỳ (Bình Sơn, Quảng Ngãi) gần 15 hải lý. Thời chúa Nguyễn và Triều Nguyễn sau này (thế kỷ 17) đã từng dày công khai phá và thành lập nên những Hải đội Hoàng Sa với những chàng trai khoẻ mạnh, can trường, giỏi bơi lội, giong thuyền, cưỡi sóng thẳng tiến ra Hoàng Sa, Trường Sa mở cõi, dựng bia khẳng định chủ quyền biển đảo của đất nước.
xuanvetrendaolyson
Về sau, vào ngày 16/3 âm lịch hàng năm, tại đình làng An Vĩnh, chính quyền cùng các dòng tộc trên đảo trân trọng tổ chức Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, nhằm tưởng nhớ, tri ân các bậc hùng binh kiêm quản Bắc Hải năm xưa đã có công lớn bảo vệ chủ quyền trên đảo Hoàng Sa và Trường Sa thân yêu. Đây cũng là dịp giáo dục truyền thống yêu nước hào hùng cho thế hệ trẻ hôm nay, thể hiện thông điệp về lịch sử chủ quyền và ý chí, quyết tâm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam.
Xuân về trên đảo Lý Sơn - Ảnh 2
Lý Sơn bao gồm 3 xã: An Vĩnh, An Hải (đảo Lớn) và xã An Bình (đảo Bé), với dân số gần 23 ngàn nhân khẩu. Người dân chủ yếu hành nghề đánh hải sản xa bờ và trồng hành, tỏi. Gần đây, Lý Sơn được Nhà nước ưu tiên đầu tư mạnh mẽ nhiều dự án để phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng; đặc biệt là cuộc sống, sản xuất của người dân được cải thiện mạnh mẽ, vươn lên làm giàu.

Trước đây, trên đảo chỉ có xã An Vĩnh thuộc trung tâm huyện có điện những cũng chập chờn, đêm tắt đêm tỏ. Vào tháng 9/2014, nguồn điện lưới quốc gia đã được kéo băng đưới đáy biển ra An Vĩnh và An Hải. Từ đây, không chỉ đáp ứng sinh hoạt của người dân mà còn phục vụ đắc lực cho việc chế biến thuỷ sản, tưới tiêu cho diện tích hành, tỏi, lúa, rau cải… Cây tỏi được xem là đặc sản của Lý Sơn với diện tích gieo trồng gần 290ha. Sản lượng thu hoạch hàng năm đạt hơn 1.600 tấn. Tỏi Lý Sơn có củ tròn nhỏ, mùi thơm và vị cay nồng, luôn là món quà không thể thiếu trong hành trang của khách tham quan khi rời đảo. Để giảm bớt sự vất vả của nông dân trong tưới tiêu cho cây trồng, UBND huyện quy hoạch vùng triển khai dự án đưa điện ra đồng, với tổng kinh phí 3,5 tỷ đồng. Tin vui mới cho người dân An Bình, trước thềm Xuân Bính Thân này, hơn 100 hộ dân của đảo Bé sẽ được cấp điện sinh hoạt, lọc nước suốt ngày đêm từ nguồn máy phát điện Diesel do Tập đoàn Điện lực Việt Nam đảm nhận. Ngành điện còn hỗ trợ cho nhân dân xã đảo 200 bóng đèn Compact để thắp sáng…
Xuân về trên đảo Lý Sơn - Ảnh 3
Nếu bạn đến đây vào hôm dẹp trời, nhìn từ trên cao suống Lý Sơn giống như mũi tàu hướng ra biển lớn. Cả huyện có 415 phương tiện đánh bắt hải sản được trang bị hiện đại để bám biển dài ngày. Sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 40 ngàn tấn. Giá trị đạt gần 350 tỷ đồng. Cùng với đó, là chính sách hỗ trợ ngư dân phát triển thủy sản được triển khai kịp thời, giúp ngư dân yên tâm bám ngư trường, vừa làm kinh tế vừa góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Nhờ ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật tiến bộ nên ngư dân huyện đảo Lý Sơn đã có cuộc sống ổn định. Thu nhập bình quân của lao động nghề biển đạt từ 70 - 100 triệu đồng/người /năm. Đến nay, ngư dân Lý Sơn đã đóng mới và hạ thuỷ 4 tàu cá vỏ sắt với tống giá trị hơn 50 tỷ đồng để hành nghề.
Xuân về trên đảo Lý Sơn - Ảnh 4
Riêng xã An Hải năm 2015, có 53 tàu cá đã đánh bắt được gần 17,5 ngàn tấn hải sản các loại, đạt tổng giá trị trên 56 tỷ đồng. Xã cũng đã thành lập Nghiệp đoàn Nghề cá với 696 đoàn viên tham gia, là lực lượng chủ yếu đảm bảo công tác cứu hộ, bảo vệ chủ quyền trên biển. Năm qua, đã có 10 tàu cá bị phía Trung Quốc ngăn cản, đập phá, cướp ngư lưới cụ khi đang hành nghề hợp pháp trên vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, gây thiệt hại hơn 2 tỷ đồng nhưng ngư dân vẫn không hề nao núng tinh thần, quyết chí bám biển đến cùng…

Huyện đảo Lý Sơn đang chuyển mình mạnh mẽ, bằng tiềm lực và lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế bền vững, trong đó kinh tế biển và hành trình trở thành 2 ngành kinh tế mũi nhọn.
Xuân về trên đảo Lý Sơn - Ảnh 5
Nếu như năm 2015, Lý Sơn chỉ đón gần 40 ngàn lượt khách thăm quan ra thăm đảo, thì năm 2016, hòn đảo xinh đẹp này đã đón gần 100 ngàn lượt khách. Lý Sơn có phong cảnh thiên nhiên hữu tình cộng với nhiều di tích lịch sử văn hóa, cùng những lễ hội văn hóa đặc sắc còn lưu giữ và lan truyền trên đảo. Trong đó, nổi bật nhất trong cụm di tích ở đảo là các di tích về chủ quyền Hoàng Sa, Trường Sa như đình làng An Vĩnh, Âm Linh Tự cùng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa tồn tại hàng trăm năm qua.

Hiện nay, Lý Sơn có gần 20 khách sạn, nhà nghỉ được đầu tư xây dựng khang trang và 38 cơ sở lưu trú theo mô hình trải nghiệm cộng đồng. Các loại hình chương trình mới, hấp dẫn như hành trình sinh thái biển, lặn biển, câu cá… được tổ chức và thu hút khách tham quan, khám phá.
Xuân về trên đảo Lý Sơn - Ảnh 6
Bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết: “Năm 2014, giá trị sản xuất của huyện chỉ đạt trên 750 tỷ đồng, thì năm 2015 đã tăng lên gần 1.000 tỷ đồng. Chính quyền đang vận động, tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu tham gia đầu tư vào các lĩnh vực, trong đó chú trọng đến lĩnh vực khai thác thủy sản và hậu cần nghề cá. Mong muốn của chúng tôi là xây dựng Lý Sơn trở thành Trung tâm Dịch vụ hậu cần nghề cá của tỉnh Quảng Ngãi và cả khu vực Duyên hải miền Trung. Hiện nay, ngư dân tiếp tục đầu tư đóng mới, cải hoán tàu thuyền có công suất lớn để vươn khơi khai thác hải sản, làm giàu và bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.

Phát huy tiềm năng và lợi thế của mình, đảo Lý Sơn phấn đấu trở thành một đảo tiền tiêu thực sự mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng an ninh và sẽ là đô thị biển - xanh - sạch - đẹp - văn minh - hiện đại vào năm 2020. Xuân đã về trên đảo tiền tiêu. Cảng cá Lý Sơn nhộn nhịp, tất bật tàu thuyền ra vào, tôm cá đầy khoang…Đảo Lý Sơn đang từng bước chuyển mình để vươn lên sánh vai với các hòn đảo thiêng liêng của Tổ quốc.
 

Xuân về trên đảo Lý Sơn

Xuân về trên đảo Lý Sơn
77 8 85 162 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==