==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Lý Sơn tham quan di tích lịch sử thành Châu Sa đây là thành đất duy nhất mà người Chăm còn để lại với những dấu tích cho phép nhận diện khá rõ vị trí, quy mô, bố cục cũng như vai trò của tòa thành đối với vùng đất có thể là một tiểu quốc của họ, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Thành Châu Sa- Di tích lịch sử của Quảng Ngãi - Ảnh 1

Tại sông Trà Khúc, cửa Đại Cổ Lũy, thành Châu Sa, tháp Chánh Lộ là những công trình thiên nhiên và nhân tạo giữ vai trò đặc biệt quan trọng, thích ứng với hệ thống trao đổi ven sông giữa miền ngược và miền xuôi cũng như giữa những tiểu quốc với nhau.

Thành Châu Sa có 2 lớp thành: thành nội và thành ngoại. Thành nội hình chữ nhật, đắp bằng đất, hình dạng gần vuông (580m x540m), cạnh dài nằm theo hướng bắc- nam. Chiều cao tường thành hiện đo được 4-6m, chân thành rộng 20-25m, mặt thành rộng 5-8m.

Thành Châu Sa- Di tích lịch sử của Quảng Ngãi - Ảnh 2

Quanh thành có hào nước rộng 20-25m(2). Thành nội mở 5 cửa đông, bắc, tây, nam và tây nam. Các cửa đông, nam và tây nam đều có công trình kiến trúc bằng gạch nhô lên cao, có thể là những vọng lâu. Quan sát cửa nam, nơi được đào đắp, gia cố công phu hơn các cổng thành còn lại, trong tổng thể khu thành và địa hình chung quanh, cho phép đoán định đây là cửa chính của thành Châu Sa.

Thành ngoại, kết hợp giữa các đoạn đào đắp với địa hình tự nhiên, khéo léo tận dụng các đồi núi thấp và các sông con, rạch nước, ao đầm vốn chằng chịt trong vùng. Thành ngoại chỉ đắp ba cạnh ở các phía tây, đông và bắc, trong đó cạnh thành tây và đông đắp kiên cố, cạnh thành bắc chủ yếu dựa vào núi non. Phía nam, nhìn ra sông Trà Khúc, không có bờ thành.

Điểm đặc biệt của thành Châu Sa là khoảng giữa thành nội và thành ngoại, về mạn nam, có hai gọng thành hình càng cua đối xứng qua trục nam bắc. Gọng thành phía tây, bắt đầu từ góc tây nam thành nội, dài gần 700m, còn phía đông, bắt đầu từ góc đông nam, dài chừng 500m.

Tuy đắp bằng đất, nhưng thành Châu Sa có quy mô đáng kể, án ngữ một vị trí khá trọng yếu ở vùng hạ lưu sông Trà Khúc. Tầm nhìn chiến lược và sự khôn khéo của những người xây dựng tòa thành thể hiện ở sự kết hợp chức năng quân sự - phòng thủ với vai trò dân sự - kinh tế. Sự tập trung dân cư bên trong thành, như các phát hiện khảo cổ học cho thấy, và việc nối kết hào thành với sông rạch tự nhiên, hình thành mạng lưới đường thủy, mặc nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho giao thương tại chỗ cũng như trao đổi hàng hóa, sản vật với bên ngoài, thông qua sông Trà Khúc và cửa Đại, Cổ Lũy.

Từ Châu Sa nhìn về phía đông nam, bên hữu ngạn sông Trà Khúc là núi Phú Thọ, thành Hòn Yàng, thành Bàn Cờ và phòng thành Cổ Lũy. Đây là những tiền đồn, án ngữ và tạo thế ỷ dốc bảo vệ  Châu Sa từ phía biển. Các nhà nghiên cứu cho rằng người Chăm xây dựng thành Châu Sa nhằm phòng ngừa, ngăn chặn những cuộc dấy loạn, quấy phá của các tiểu quốc, giữ yên mạn nam kinh đô Indrapura, đồng thời sẽ là nơi có thể lui quân phòng thủ trong trường hợp bị các lực lượng quân sự vốn mạnh hơn, từ phía bắc tiến công.

Quá trình phát hiện và nghiên cứu thành cổ Châu Sa bắt đầu từ năm 1924 khi nhà khảo cổ học người Pháp Henri Parmentier (1871 -1949) tình cờ tìm thấy một bia đá, sau này gọi tên là “Bia đá Châu Sa”. Minh văn khắc trên 4 mặt bia đá thông tin về 2 vị vua đầu tiên của vương triều Indrapura (875 – 982) là Indravarman II và Yaya Simhavarman, cũng như niên đại dựng bia là năm 903.

Vị vua đầu Indravarman II, sau khi được triều đình Chăm (khi đó là vương triều Panduranga phía nam) tôn phù lên ngai vàng, đã chuyển kinh đô từ vùng Panduranga (Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay) ra phía bắc và lấy tên mình đặt tên cho quốc đô mới - Indrapura.

Vị trí Indrapura nay thuộc khu vực di tích Đồng Dương (Quảng Nam). Dưới thời trị vì của Indravarman II, vương quốc Chăm trở nên thịnh trị và có quan hệ giao lưu rộng rãi với các nước trong vùng, Phật giáo được truyền bá mạnh mẽ từ giới quý tộc đến dân chúng. Sự hưng thịnh của vương triều vẫn tiếp tục sau khi Indravarman II qua đời và người cháu là Jaya Simhavarman lên nối ngôi. Như vậy, từ minh văn bia đá Châu Sa, có thể biết được tòa thành này tồn tại muộn nhất là trong thời kỳ trị vì của vương triều Indrapura (875 -982).

Chính sử cho biết: Sau cuộc hành quân Nam chinh năm 1471, thu phục vùng đất từ phía Nam đèo Hải Vân đến quá đèo Cù Mông, vua Lê Thánh Tông đã cho thành lập Đạo thừa tuyên Quảng Nam- đạo thừa tuyên thứ 13 của nước Đại Việt (vùng đất ngày nay bao gồm gần hết các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và thành phố Đà Nẵng), đặt thủ phủ (lỵ sở Tam ty) tại thành Châu Sa. Lúc bấy giờ, trong 13 đạo thừa tuyên của nước Đại Việt, 12 đạo có chức Án sát đứng đầu, riêng đạo thừa tuyên Quảng Nam đặt 3 ty (Tam ty) là Đô ty, Thừa ty và Hiến ty cai quản. Cách đây không lâu, người dân địa phương đã phát hiện tại thành cổ Châu Sa một con triện bằng đồng của Tam ty thời Lê. Con triện hiện được lưu giữ tại Bảo tàng lịch sử thành phố Hồ Chí Minh.

Như vậy, thành Châu Sa do vương quốc Chăm xây dựng, là trung tâm hành chính, kinh tế và văn hóa của một địa khu có thể là một tiểu quốc mà sử cũ thường gọi là Chiêm Lũy động 占  壘 洞 hoặc Cổ Lũy động 古  壘 洞, nay thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Tòa thành này “không chỉ thu hút sự lưu tâm của các quân vương vương triều Indrapura mà còn là một trong những địa điểm quan trọng thông thương với các nước trong khu vực từ những thế kỷ IX – X”(3) .

Sau nhiều biến động của lịch sử, từ nửa cuối thế kỷ XV, nơi đây đã thuộc về triều đình phong kiến Đại Việt và được dùng làm thủ phủ của các cơ quan cai quản  đạo Thừa tuyên Quảng Nam, trong đó có phủ Tư Nghĩa, nay là vùng đất tỉnh Quảng Ngãi.

Sách Đại Nam nhất thống chí, chép về thành Châu Sa như sau: “Thành cổ Châu Sa ở xã Châu Sa huyện Bình Sơn. Chu vi hơn 5 mẫu 5 sào. Tương truyền có hai thuyết: một thuyết nói là thành đại la của nước Chiêm Thành, có thuyết nói là vệ thành của Tam ty đời Lê. Chưa rõ thuyết nào đúng”(4).  Sự phân vân của Quốc sử quán triều Nguyễn tưởng đã có lời giải đáp bằng những dữ kiện xác tín từ sử học và khảo cổ học.

Di tích thành cổ Châu Sa đã được Bộ Văn hóa, Thông tin và Thể thao (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và hành trình) công nhận là di tích lịch sử văn hóa quốc gia, tại Quyết định số 153/QĐ-BT ngày 25/1/1994.

Trích theo trang: baoquangngai.vn

Thành Châu Sa- Di tích lịch sử của Quảng Ngãi

Thành Châu Sa- Di tích lịch sử của Quảng Ngãi
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==