==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi gần 42 năm sau ngày giải phóng, từ một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, nhưng chịu nhiều mất mát, đau thương, Đức Phổ đã kiên cường vươn mình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị...

Đảo Lý Sơn - Quảng Ngãi gần 42 năm sau ngày giải phóng, từ một vùng quê giàu truyền thống cách mạng, nhưng chịu nhiều mất mát, đau thương, Đức Phổ đã kiên cường vươn mình tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng đô thị...
Sự thay đổi lớn ở cực nam Quảng Ngãi - Ảnh 1
Giờ đâyđảo Lý Sơn - Quảng ngãi, triển vọng trở thành thị xã trực thuộc tỉnh, là động lực phát triển cho khu vực phía nam của Quảng Ngãi đã dần trở thành hiện thực đối với địa phương cực nam này.

Nếu có dịp đi hành trình đảo Lý Sơn vào hè này bạn hãy đặt chân đến xã Phổ Hòa (Đức Phổ) hết sức mừng vui khi xã chính thức được công nhận là xã nông thôn mới. Vùng đất "chết" năm nào giờ đã phủ khắp một màu xanh ngút ngàn. Sau 5 năm quyết tâm đưa xã từ vùng quê khó khăn trở thành “điểm sáng” của cả huyện, Phổ Hòa đã đầu tư trên 51 tỷ đồng để xây dựng hạ tầng nông thôn, hỗ trợ sản xuất... Toàn xã đã bê tông trên 5km đường giao thông nông thôn; trên 70% chiều dài kênh mương nội đồng được kiên cố. Mức thu nhập bình quân đầu người ở xã Phổ Hòa đạt trên 27 triệu đồng/năm.
Sự thay đổi lớn ở cực nam Quảng Ngãi - Ảnh 2
Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 3,5%, an ninh chính trị, trật tự xã hội được giữ vững, cơ sở vật chất văn hóa được quan tâm đầu tư hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn nhu cầu hưởng thụ của người dân. Phổ Hòa cùng với Phổ Vinh là 2 xã đầu tiên của huyện Đức Phổ đã về đích nông thôn mới. Theo kế hoạch, đến năm 2020, huyện Đức Phổ có 14/14 xã về đích nông thôn mới. Riêng năm 2017, có 2 xã (Phổ An và Phổ Ninh) sẽ đạt các tiêu chí nông thôn mới.

Theo Chủ tịch UBND huyện Đức Phổ Trần Em, đến thời điểm này, huyện có 17 dự án đăng ký đầu tư vào các cụm công nghiệp (CCN) đã đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh, với tổng vốn đầu tư trên 265 tỷ đồng. Tỷ lệ lấp đầy của các cụm công nghiệp trên địa bàn huyện đạt mức cao, như CCN Phổ Phong, Sa Huỳnh, Phổ Hòa đạt 100%, CCN Đồng Làng đạt 42%...

Nhờ đó, đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho người lao động của huyện. Công tác thu hút đầu tư được huyện tập trung đẩy mạnh. Giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề toàn huyện ước đạt gần 3.000 tỷ đồng.

Sự thay đổi lớn ở cực nam Quảng Ngãi - Ảnh 3

Từ khi thị trấn Đức Phổ mở rộng được Bộ trưởng Bộ Xây dựng công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại IV vào năm 2016, huyện Đức Phổ đã thông qua Chương trình phát triển đô thị và quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị và Đề án thành lập thị xã và các phường thuộc thị xã được thông qua HĐND xã, thị trấn. Trong thời gian tới, huyện sẽ đẩy mạnh xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị loại IV, lập Đề án phân loại đô thị loại V cho Sa Huỳnh, hoàn thành Đề án thành lập thị xã Đức Phổ và các phường thuộc thị xã trình HĐND tỉnh.

Đến nay, khu vực thị trấn Đức Phổ mở rộng đã có nhiều công trình, dự án được triển khai đầu tư. Ngoài nguồn vốn ngân sách, huyện đã thu hút nguồn vốn đầu tư như: Nhà máy may xuất khẩu Vinatex Đức Phổ, Trung tâm thương mại chợ Đức Phổ... Kết cấu hạ tầng được đầu tư, diện mạo đô thị đã có những bước thay đổi đáng kể, chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn đô thị ngày càng được nâng cao.

Nguồn tin:baoquangngai.vn

Sự thay đổi lớn ở cực nam Quảng Ngãi

Sự thay đổi lớn ở cực nam Quảng Ngãi
54 5 59 113 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==