==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Cho tới nay mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng cái thời khắc lịch sử của ngày 24.3.1975 vẫn không sao phai nhòa trong ký ức và suy nghĩ của mỗi một người dân miền đất đảo (Quảng Ngãi). Khi tiết trời miền trung. Cái nắng hanh vàng yếu ớt nhưng cũng đủ bừng sáng cả không gian đất trời lồng lộng. Thi thoảng có những hạt lất phất bay cùng những làn gió nhẹ xuyên qua lớp áo làm cho con người ta có cảm giác se lạnh. Trong cái thời khắc giao mùa ấy, con người ta tự nhủ: Bỏ lại sau lưng những ưu tư, phiền muộn của năm cũ, chung tay xây dựng niềm tin ở một mùa xuân mới.

Cho tới nay mặc dù chiến tranh đã lùi xa, nhưng cái thời khắc lịch sử của ngày 24.3.1975 vẫn không sao phai nhòa trong ký ức và suy nghĩ của mỗi một người dân miền đất đảo (Quảng Ngãi). Khi tiết trời miền trung. Cái nắng hanh vàng yếu ớt nhưng cũng đủ bừng sáng cả không gian đất trời lồng lộng. Thi thoảng có những hạt lất phất bay cùng những làn gió nhẹ xuyên qua lớp áo làm cho con người ta có cảm giác se lạnh. Trong cái thời khắc giao mùa ấy, con người ta tự nhủ: Bỏ lại sau lưng những ưu tư, phiền muộn của năm cũ, chung tay xây dựng niềm tin ở một mùa xuân mới.

hành trình Lý Sơn nghe những câu chuyện về miền đất đảo - Ảnh 1
Kháng chiến “tiên phong”

Tiến sĩ Nguyễn Kim Hiệu- Chủ tịch Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật tỉnh cũng hòa mình vào dòng chảy của đất trời vào xuân. Với ông, Đảng là mùa xuân. Mùa xuân cho con người ta bao hy vọng. Và 85 mùa xuân qua, Đảng cho ta thỏa ước bao hy vọng, từ một dân tộc lệ thuộc, bị thực dân đô hộ đã vươn lên làm chủ một quốc gia. Từ ngày có Đảng lãnh đạo, Quảng Ngãi luôn tiên phong trong các phong trào cách mạng. Có lẽ vì thế mới có câu chuyện “Quảng Ngãi đi trước” và đã để lại nhiều dấu ấn đẹp trong lịch sử.

Trong câu chuyện đầu xuân mới, tiến sĩ Nguyễn Kim Hiệu đưa chúng tôi ngược dòng thời gian quay về với lịch sử như thể minh chứng cho câu chuyện “Quảng Ngãi đi trước”. Theo tiến sĩ Hiệu, những câu chuyện “Quảng Ngãi đi trước”, địa phương nào cũng thấy, nhưng làm được như Đảng bộ Quảng Ngãi thì không phải nhiều, thậm chí có sự kiện chỉ duy nhất ở Quảng Ngãi mới có.

Trước cách mạng Tháng Tám 1945, có một sự kiện mà lịch sử phải ghi nhận. Đó là, vào trưa ngày 10.3.1945, nhận tin Nhật đảo chính lật đổ Pháp, chính quyền địa phương của Nhật chưa kịp thành lập, những đảng viên cộng sản dự bị ở Căng an trí Ba Tơ đã nổi dậy đấu tranh cùng nhân dân thực hiện thắng lợi cuộc khởi nghĩa Ba Tơ 11.3.1945.  Từ thắng lợi đó, Đội du kích Ba Tơ được thành lập. Đây là đội vũ trang tập trung đầu tiên ở Nam Trung Bộ. Đến kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có cuộc khởi nghĩa Trà Bồng và miền Tây Quảng Ngãi ngày 28.8.1959. Sau khi có Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 15 khóa II (tháng 1.1959), Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã xây dựng ngay các lực lượng vũ trang nhân dân.

Ngày 3.3.1959 (tức ngày 24 tháng giêng năm Kỷ Hợi) tại thôn Nước Xoay, xã Trà Thọ, huyện Trà Bồng (nay là thôn Bắc Dương, xã Trà Thọ, huyện Tây Trà) đơn vị vũ trang đầu tiên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước ở Quảng Ngãi ra đời lấy tên là C339. Cuộc khởi nghĩa này tuy không long trời lở đất như Đồng Khởi (Bến Tre) sau đó, nhưng vẫn là dấu ấn đi trước trong lịch sử đấu tranh của quân và dân Quảng Ngãi. Sau này, còn có Chiến thắng Ba Gia, Vạn Tường,… đều là những trận chiến có quy mô, tầm cỡ. Đến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975, Quảng Ngãi cũng là địa phương giải phóng đầu tiên ở các tỉnh Nam Trung Bộ sau chiến thắng Tây Nguyên.

Hòa bình tiếp bước

Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975, đất nước thống nhất, hòa bình được lập lại. Cũng như bao địa phương ở phía nam bờ sông Bến Hải (Quảng Trị), Đảng bộ Quảng Ngãi đối mặt với muôn vàn khó khăn. Thiếu ăn, đói chữ được ví như hai thứ giặc lúc bấy giờ. Ngay sau đó, bài toán thiếu ăn được Đảng bộ tỉnh đưa ra lời giải bằng việc đưa nước vào đồng ruộng. Đau đáu nỗi lo này có bác Trần Kiên. Ông xót xa trước cảnh nông dân thiếu đói, ruộng vườn bỏ hoang vì thiếu nước tưới, trong khi nước sông Trà vẫn xuôi dòng ra biển.

Thế rồi, công trình thủy lợi Thạch Nham ra đời từ sự trăn trở của Đảng bộ tỉnh vào giữa năm 1985, với tổng vốn đầu tư hơn 1,055 tỷ đồng. Từ sau những năm 1990, bao cánh đồng khô cằn vì thiếu nước được tắm mát bởi dòng nước Thạch Nham, mang đến những vụ mùa bội thu. Hình ảnh nông dân còng lưng tát nước, bờ cừ, bờ xe nước trên sông Trà Khúc giờ chỉ còn là hoài niệm. “Đây là đại công trình thủy lợi của cả nước lúc bấy giờ và cũng là dấu ấn đầu tiên trong phát triển kinh tế của tỉnh sau ngày giải phóng”, tiến sĩ Hiệu nói.

Khi cái ăn của dân đủ no, Quảng Ngãi liền nghĩ ngay đến chuyện làm công nghiệp. Giữa năm 1995, Tỉnh ủy ban hành Nghị quyết 1049/NQ-TU về việc xây dựng KCN ven biển miền Trung, sau này là KKT Dung Quất, có cả cảng biển, đô thị và dịch vụ mà trái tim là NMLD Dung Quất, mở đầu cho ngành công nghiệp lọc hóa dầu đầu tiên của Việt Nam. Tiếp đó, ngành công nghiệp nặng của Việt Nam được đánh dấu trên bản đồ KKT Dung Quất bởi doanh nghiệp FDI Doosan Vina. Các sản phẩm siêu trường siêu trọng phục vụ cho ngành công nghiệp cơ khí và năng lượng của doanh nghiệp được xuất đi khắp nơi trên thế giới, như Braxin, Ru-ma-ni, Indonesia, Saudi Arabia, UAE và Syria... Thành quả đó đưa Quảng Ngãi vào nhóm 10 tỉnh, thành phố có nguồn thu ngân sách lớn của cả nước. Và nay là tỉnh đi đầu trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có Khu đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP, đang là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư nước ngoài, tạo tiền đề quan trọng để Quảng Ngãi đến năm 2020 cơ bản trở thành tỉnh công nghiệp…

Thạc sĩ Nguyễn Tiến Dũng- Hiệu trưởng Trường Chính trị tỉnh cho rằng, thành tựu mà Quảng Ngãi có được hôm nay là cả một quá trình phấn đấu của cả Đảng bộ tỉnh. Trong đó, yếu tố nguồn nhân lực đóng vai trò trung tâm thúc đẩy mọi sự phát triển. Để cán bộ là gốc của mọi công việc, trong 2 nhiệm kỳ XVII và XVIII, Tỉnh ủy ban hành hẳn hai nghị quyết chuyên đề về nguồn nhân lực.

Công tác xây dựng Đảng tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực; các cấp ủy không ngừng đổi mới phương thức lãnh đạo, thể hiện được vai trò lãnh đạo toàn diện mọi mặt xã hội, nhưng không bao biện làm thay. “Trong lĩnh vực xây dựng Đảng, Quảng Ngãi có nhiều sáng tạo trong tổ chức thực hiện được Trung ương ghi nhận. Đó là, tổ chức đối thoại giữa bí thư cấp ủy với nhân dân, người đứng đầu các sở, ngành, đơn vị trả lời đối thoại về những vấn đề nhân dân, dư luận xã hội quan tâm thông qua sóng PTTH tỉnh. Trong việc tổ chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Tỉnh ủy mời giáo sư Hoàng Chí Bảo về truyền đạt Chuyên đề năm 2014 trực tiếp trên sóng PTTH tỉnh để cán bộ, đảng viên và nhân dân theo dõi, học tập, tạo nên sức lan tỏa rất lớn. Quảng Ngãi cũng là tỉnh đầu tiên mở 2 lớp đào tạo cán bộ quy hoạch dự nguồn của tỉnh nhiệm kỳ XIX và những năm tiếp theo...”, thạc sĩ Dũng nói.  

Câu chuyện “Quảng Ngãi đi trước” là vậy. Mà một khi đã đi trước thì chắc chắn sẽ gặp khó, vì phải dò dẫm tìm đường, nên chuyện lỡ nhịp về sau, hay thất bại là điều khó tránh khỏi, nhưng bù lại nó cho chúng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong những chặng đường tiếp theo. Với tinh thần và khí chất ấy, dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng bộ tỉnh, 40 mùa xuân qua, lớp lớp cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh đã miệt mài nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng nỗ lực, sáng tạo trong làm việc, lao động, sản xuất... để rồi hôm nay họ có quyền tự hào, hãnh diện với những thành quả đạt được.

Trích theo trang: Baoquangngai.vn

trải nghiệm Lý Sơn nghe những câu chuyện về miền đất đảo

trải nghiệm Lý Sơn nghe những câu chuyện về miền đất đảo
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==