==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

Trải qua nhiều thế kỷ Đền Bà Roi đến nay vẫn uy nghiêm, Đền có tọa lạc trong một khuôn viên ở thôn Đông, làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bất chấp bom đạn của chiến tranh và thiên nhiên miền Trung khắc nghiệt…

Hải đăng Lý Sơn nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử Hải đăng Lý Sơn nơi ghi dấu những sự kiện lịch sử

hành trình Lý Sơn - Đền Bà Roi

Trải qua nhiều thế kỷ Đền Bà Roi đến nay vẫn uy nghiêm, Đền có tọa lạc trong một khuôn viên ở thôn Đông, làng An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bất chấp bom đạn của chiến tranh và thiên nhiên miền Trung khắc nghiệt…
Đền Bà Roi
Đền Bà Roi ban đầu chỉ là ngôi miếu đơn sơ, giản dị. Vào năm 1897 (năm Thành Thái thứ 9), dinh Bà Roi mới được tu sửa, xây dựng thật khang trang, bao gồm nhà tiên bái, chánh điện, hậu cung sắp xếp theo hình chữ Đinh.

Theo một số tài liệu bằng chữ Hán, gồm phả hệ, sắc phong, thần tích mà tộc họ Phạm Văn còn giữ được đến nay, Bà Roi tên thật là Phạm Thị Lôi, tên chữ là Phạm Tiên Điều, sinh năm 1629, thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Bà là thứ nữ của ông bà thủy tổ họ Phạm Văn, một trong 6 tộc họ tiền hiền của làng An Vĩnh, Lý Sơn.

Tương truyền, nàng Roi vốn là một người con gái xinh đẹp, nết na nổi tiếng trong làng. Năm mười lăm, mười sáu tuổi, tóc dài chấm gót. Một buổi trưa ngày rằm tháng 5 âm lịch, nàng phát hiện ra giặc Tàu Ô đang đổ bộ vào đảo Lý Sơn nên vội chạy đi tìm cha đang đi câu để báo tin. Nhưng không may, nàng bị giặc phát hiện. Chúng truy đuổi nàng đến tận vũng Thầy Tu (nay là điểm diễn ra lễ đua thuyền truyền thống của huyện đảo Lý Sơn) thì cùng đường. Không để rơi vào tay giặc, càng không để tấm thân bị ô uế, nàng nhảy xuống biển tự vẫn. Bà con trong làng tiếc thương tìm được xác nàng vẫn đang ngồi trong tư thế xếp bằng như Phật Bà ngồi thiền, đem về chôn cất và lập đền thờ. Đền thờ có tên Trịnh tịnh đường (cách gọi dân dã là dinh Bà Roi, miếu Bà Roi).

Hằng năm vào ngày 16 tháng 5 âm lịch, tộc họ Phạm Văn và bà con các tộc họ khác trên huyện đảo Lý Sơn hết sức chăm lo đến việc tế tự Bà Roi, xem bà không chỉ là bậc cao cao cô tổ Cao Bình quận Phạm Tiên Điều của tộc học Phạm Văn mà còn là vị phúc thần cho cả làng An Vĩnh nói riêng và huyện đảo Lý Sơn nói chung.

Theo người dân đảo Lý Sơn, ban đầu, Đền Bà Roi chỉ là một ngôi miếu nhỏ, đơn sơ. Đến năm Thành Thái thứ 9, năm 1897, các ông Phạm Hữu Kính, Phạm Văn Thọ cùng con cháu tộc họ Phạm Văn tự nguyện dâng cúng đất, đóng góp tiền của và công sức xây dựng ngôi miếu khang trang, cơ bản giống như hiện nay, gồm 1 nhà tiền bái, 1 chính điện và hậu cung, theo hình chữ ""Đinh"". Trải qua nhiều lần trùng tu, nâng cấp, đến nay Đền Bà Roi vẫn giữ nguyên dạng lối kiến trúc cách đây hơn 100 năm, vẫn còn mái ngói âm dương, vôi vữa tam hợp, vẫn còn dấu tích trang trí kiểu cổ xưa như: Lưỡng long chầu nguyệt, ngũ phúc, cá chép hóa rồng…

Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, từ năm 1965, các vùng Sa Kỳ, Tam Quan, Sa Huỳnh bị địch tạm chiếm. Các đồng chí hoạt động cách mạng tại các vùng này đã ra Lý Sơn, giả dạng người đi biển để lẩn tránh. Dinh Bà Roi là nơi linh hiển, tiếng đồn từ xa nên địch không dám đến lục soát. Do đó, nơi đây trở thành chỗ trú ẩn thuận lợi cho các chiến sĩ cách mạng, thanh niên trốn đi lính ngụy. Ngôi mộ Bà Roi trở thành chỗ chôn giấu vũ khí cướp được của địch, chờ cơ hội chuyển vào các vùng giải phóng, tiếp tế cho bộ đội.

Hàng trăm năm qua, trên đảo Lý Sơn, Bà Roi đã trở thành biểu tượng của sự thương yêu, đoàn kết. Bà cũng là chỗ tinh thần của con cháu, nhân dân huyện đảo. Đã thành truyền thống, hằng năm, ngoài tộc họ Phạm Văn-tộc họ chủ trì việc tế tự tại dinh Bà Roi-ngày giỗ Bà Roi, các cơ quan chính quyền, nhân dân đảo Lý Sơn đều tựu tề đông đủ. Dinh Bà Roi thực sự trở thành nơi gắn kết cộng đồng, mà sự gắn kết đó không đơn thuần là của riêng một tộc họ mà còn của nhiều tộc họ, nhiều giới, nhiều lứa tuổi khác nhau.

Đền Bà Roi-Lý Sơn

Đền Bà Roi-Lý Sơn
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==