==HOTLINESHOW==  ==HOTLINESHOWOTHER==

hành trình Lý Sơn nghe chuyên kể về lễ thế lính Hoàng Sa. Lý Sơn – Quảng Ngãi cánh đất liền 18 hải lý gồm 3 xã: An Vĩnh, An Hải và An Bình (đảo Bé), với dân số trên 21.000 người. Họ là những hậu duệ của Đội hùng binh Hoàng Sa lừng lẫy một thời, ngày đêm.

Kinh Nghiệm Khám Phá đảo lý sơn tự túc Kinh Nghiệm Khám Phá đảo lý sơn tự túc

Chuyện Kể Về Lễ Thế Lính Hoàng Sa - Ảnh 1

Vào thời nhà Nguyễn, các vua thường xuyên tổ chức những hải đội ra đảo Hoàng Sa với mục đích quản lý khai thác, dựng mốc chủ quyền trên đảo. Tuy nhiên, biển khơi mênh mông đầy bất trắc nên số phận của những người đi giữ biển cũng chông chênh. Vì thế, trước khi lên thuyền, những người dân trên đảo Lý Sơn tổ chức "Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa" để động viên và cầu chúc cho những người lính dũng cảm được trở về với quê.

Những người đi giữ biển "Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về" - câu ca trên đã song hành cùng người dân Lý Sơn hàng trăm năm nay, như một minh chứng cho sự có mặt của ông bà ta tại dải cát vàng Hoàng Sa từ bao đời. Theo các thư tịch cổ của triều Nguyễn cũng như những ghi chép của Lê Quý Đôn trong Phủ biên tạp lục, hoặc Hoàng Việt địa dư chí của Phan Huy Chú đều đề cập khá tỉ mỉ về những cuộc hùng binh bảo vệ Hoàng Sa của các chúa Nguyễn. Theo đó, hằng năm, các chúa Nguyễn sai người tuyển 70 dân đinh giỏi nghề đi biển ở hai làng An Vĩnh (xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi) và An Hải (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn), sau này là dân đinh ở hai xã An Hải và An Vĩnh của đảo Lý Sơn, giương buồm theo gió nồm vượt sóng ra Hoàng Sa.

Hầu hết những người lính nằm trong Hải đội Hoàng Sa của triều Nguyễn đều là những chàng trai độ tuổi 18, đôi mươi và hầu như là con thứ (con trưởng được ở nhà để lo việc cúng tế của gia đình). Cứ tháng Hai âm lịch hằng năm Hải đội Hoàng Sa bao gồm 5 chiếc thuyền bắt đầu xuất phát. Những chiếc thuyền của Hải đội Hoàng Sa dài 10m, rộng 3m, để dễ luồn lách vào những đảo san hô và bãi đá ngầm. Trước khi đi Hoàng Sa, ngoài nhu yếu phẩm cần thiết để duy trì trong vòng 6 tháng, mỗi người lính còn phải chuẩn bị cho mình 7 đòn tre, 7 sợi dây mây, 1 đôi chiếu, 1 thẻ bài có ghi tên họ, bản quán... Nếu xấu số, nhỡ khi gặp nạn trên biển thì đồng đội sẽ dùng để bó xác và thả xuống biển với hy vọng trong đất liền sẽ biết được tông tích khi vớt xác.

Chuyện Kể Về Lễ Thế Lính Hoàng Sa - Ảnh 2

Hành trang này báo hiệu không có một chút bình yên nào cho người ra đi. Mỗi binh phu đều tiên liệu cho mình về cái chết có thể xảy ra bất cứ lúc nào giữa biển khơi mênh mông. Nếu may mắn, họ sẽ trở về trong tháng Tám. Họ về cửa Eo (nay là cửa biển Thuận An) để nộp cho kinh thành Huế các loài hải sản quý hiếm, lĩnh thưởng, báo cáo tình hình của đảo, đồng thời nhận sắc phong vua ban.

Cụ ông Võ Hiển Đạt (85 tuổi, trú thôn Tây, xã An Vĩnh), người gác miếu Hoàng Sa hơn 60 năm nay ở đảo Lý Sơn, tác giả của những chiếc thuyền câu vừa được phục dựng, trưng bày tại bảo tàng Quảng Ngãi, khẳng định: "Đa phần những người lính trong hải đội Hoàng Sa đều không trở về được quê nhà. Những người mẹ cứ mong ngóng con hằng ngày. Nếu 2 năm, 5 năm không thấy về, mọi người sẽ lập mộ gió và tổ chức cúng tế cho linh hồn người lính siêu thoát, kèm những câu thơ “Hoàng Sa trời nước mênh mông/Người đi thì có mà không thấy về/Hoàng Sa mây nước bốn bề/Tháng hai khao lề thế lính Hoàng Sa".

Dù đầy bất trắc dọc đường, nhưng dấu chân của những binh phu Lý Sơn hầu như đặt lên tất cả các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa. Không chỉ tìm bắt hải sản đơn thuần, họ còn có nhiệm vụ thiêng liêng hơn là đo đạc thủy trình, vẽ bản đồ Hoàng Sa và dựng bia cắm mốc chủ quyền lãnh hải quốc gia ngoài đó. Không phải ngẫu nhiên mà tại Hoàng Sa, nhiều hòn đảo đã mang tên những vị anh hùng trong đội hùng binh như đảo Phạm Hữu Nhật.

Lễ hội độc đáo, đậm tính nhân văn.

Từ thực tiễn mất mát nhưng oai hùng ấy, để tri ân và cũng là để trấn an những chàng trai trẻ trước lúc lên đường, người dân Lý Sơn đã hình thành nghi lễ mang đậm tính nhân văn - cúng cho người sống, những người lính chuẩn bị xuống thuyền đi Hoàng Sa, để cầu mong họ được bình yên trở về. Lễ mang tên "Khao lề thế lính Hoàng Sa", hay còn được gọi bằng một tên khác là "Lễ khao lề tế lính Hoàng Sa". Khi nói "thế lính" là buổi lễ mà ở đó, thầy pháp (phù thủy) bằng phép thuật của mình đã "yểm" vào các hình nhân thế mạng cũng như các con thuyền cách điệu là sẽ phải "chết thế" (thế lính) cho số binh phu sắp lên đường.

Còn nói "tế lính" là để chỉ việc tri ân những người đã bỏ mạng ngoài Hoàng Sa hoặc "tế sống" những người sắp lên đường. Tháng Ba là tháng cúng thanh minh của các làng nhằm tưởng nhớ những bậc tiền hiền đã có công khai hoang lập ấp và những linh hồn không nơi thờ phụng. Dân Lý Sơn đã kết hợp "việc lề" này làm lễ "khao quân", trước khi các binh phu lên đường ra Hoàng Sa.

Theo ông Phạm Thoại Tuyền (trú thôn Đông, xã An Vĩnh), hậu duệ đời thứ 5 của Cai đội trưởng Hoàng Sa Phạm Hữu Nhật, ngày xưa, hình nhân được thầy pháp nặn bằng đất sét hoặc bằng bột gạo, lấy cây dâu làm xương, đất sét trộn lòng trắng trứng gà nặn hình người, lấy lòng đỏ trứng gà làm lục phủ ngũ tạng. Ngày nay, hình nhân thế mạng không còn được làm bằng bột gạo hay đất sét, tộc họ làm hình nộm bằng khung tre và dán giấy ngũ sắc để giả hình người. Sau khi tế xong sẽ đem thả ra biển hoặc đốt đi cùng với văn tế. Sau lễ, người Lý Sơn sẽ đặt các hình nhân và linh vị, cùng những thứ tượng trưng mà người đi lính Hoàng Sa thường mang theo như gạo, muối, củi, nước ngọt, lưới... vào chiếc thuyền bằng giấy, tượng trưng cho thuyền đi Hoàng Sa thuở trước, đem thả ra biển và những lời nguyện cầu sự bình yên. "Buổi lễ thế lính Hoàng Sa kết thúc. Những hùng binh xem như đã được một lần chết, và họ sẽ không còn ngại khi phải trải qua phong ba bão tố trên biển ròng rã nhiều tháng liền để vâng lệnh triều đình ra Hoàng Sa cắm mốc khẳng định chủ quyền", ông Tuyền nói.

Ngày nay, Lễ khao lề thế lính Hoàng Sa được tổ chức không chỉ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tỏ lòng tri ân tưởng nhớ đến những Hùng binh Hoàng Sa năm xưa, mà còn là một bằng chứng phi vật thể không thể chối cãi về chủ quyền Hoàng Sa. Vì thế, với người dân Lý Sơn hôm nay, duy trì lễ khao lề cũng đồng nghĩa với việc duy trì sự khẳng định chủ quyền bất di bất dịch của Việt Nam ở Hoàng Sa.

Chuyện Kể Về Lễ Thế Lính Hoàng Sa

Chuyện Kể Về Lễ Thế Lính Hoàng Sa
10 1 11 21 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==